Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2023

Thứ năm - 28/09/2023 05:22
Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm là 5.674,1 tỷ đồng, đạt 70,1% so với dự toán Trung ương giao, đạt 69,2% so với dự toán tỉnh giao, bằng 105,3% so với cùng kỳ.
Kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp. Việc thắt chặt tín dụng để đối phó với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và rủi ro tài sản của các ngân hàng đã gây áp lực lên hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, sự phục hồi của du lịch trong nước đã thúc đẩy tiêu dùng. Lạm phát chung bắt đầu giảm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu do giá năng lượng giảm, nhưng lạm phát cơ bản vẫn cao hơn mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương. Việc gián đoạn nguồn cung năng lượng có thể có tác động lâu dài đến thị trường toàn cầu, giá năng lượng cao làm tăng nguy cơ mất kiểm soát lạm phát.
Đối với tỉnh Lạng Sơn, bên cạnh những thuận lợi như: Dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt; các ngành, lĩnh vực tiếp tục có sự hồi phục sau đại dịch; Trung ương quan tâm bổ sung nguồn lực, chấp thuận chủ trương thực hiện nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh; từ đầu năm Trung Quốc thay đổi chính sách phòng, chống dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi hơn, tỉnh cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: Tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong nước, những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế (như thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các ngân hàng yếu kém …); doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; môi trường đầu tư kinh doanh… những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2023.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Nông nghiệp

1.1.1. Cây hằng năm 
Trong tháng 9, điều kiện thời tiết cơ bản thuận lợi, người dân thực hiện gieo trồng, tiến hành thu hoạch một số cây hoa màu vụ Mùa năm 2023; đối với diện tích chưa được thu hoạch đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển, tiếp tục được chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. 
Từ đầu vụ Mùa đến nay, thời tiết liên tục có các đợt mưa lớn, kịp thời cung cấp đầy đủ nước tưới cho các xứ đồng do đó diện tích cây lúa, ngô và các cây trồng chính của địa phương sinh trưởng phát triển tốt, dự báo năng suất lúa, ngô vụ Mùa năm nay sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, mặc dù có phát sinh một số loại sâu bệnh như: rầy các loại, châu chấu, sâu đục thân... gây hại với mật độ, tỷ lệ thấp đã được bà con chủ động phòng trừ kịp thời. Diện tích cây ngô tăng do người dân chăn nuôi tái đàn lợn trở lại, nên mở rộng diện tích trồng ngô làm thức ăn chăn nuôi. Cây lạc gieo trồng trong tháng được 251,74 ha, giảm 8,44% so với cùng kỳ, Cây rau các loại gieo trồng được 12,49 ha, tăng 2,12% (+0,26 ha); sản lượng thu hoạch trong tháng đạt 3.348,04 tấn, tăng 2,32% (+75,91 tấn) so với cùng kỳ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học trong sản xuất luôn được quan tâm; mô hình rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap tiếp tục phát triển.
 

* Vụ Đông Xuân
Kết thúc gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm thực hiện 45.562,86 ha, giảm 0,17% (-77,66 ha) so với cùng kỳ, do diện tích gieo trồng thạch đen giảm. Sản lượng lương thực có hạt thực hiện được được 150.824,37 tấn, tăng 1,22% (+1.819,08 tấn) so với cùng kỳ. 
Cây lúa: Diện tích gieo trồng đạt 15.435,48 ha, giảm 1,04% (-162,61 ha); năng suất lúa ước đạt 51,13 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 78.919,09 tấn, giảm 1,98% (- 1.598,25 tấn) so với cùng kỳ. Do thời tiết khô hạn, lượng mưa ít và nhận hai tháng hai nên ảnh hưởng đến công tác làm đất gieo trồng, làm giảm diện tích gieo trồng. Từ cuối tháng 5 đến khi kết thúc vụ thu hoạch, có mưa rào rải rác, lượng mưa đều cung cấp kịp thời nước tưới tiêu cho các xứ đồng, diện tích lúa thiếu nước được phục hồi và phát triển trở lại, cùng với việc người dân sử dụng các loại giống lúa lai có sức chống hạn cao, nên sản lượng có ảnh hưởng nhưng không lớn. Sâu bệnh đối với cây lúa có phát sinh sâu cuốn lá nhỏ, diện rộng, bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh khô vằn lúa. Nhờ đó, đã hạn chế phần nào tác động của thời tiết, năng suất thu hoạch giảm 0,95% (-0,49 tạ/ha)
Cây ngô: Diện tích gieo trồng thực hiện 13.635,85 ha, tăng 2,42% (+321,95 ha). Diện tích ngô tăng chủ yếu ở huyện Tràng Định do nông dân chuyển một phần diện tích trồng thạch đen sang trồng ngô, do cây ngô chịu hạn tốt hơn cây lúa. Trong giai đoạn cây sinh trưởng, phát triển, người dân tiến hành phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo đúng quy trình hướng dẫn; năng suất ngô đạt 52,73 tạ/ha, tăng 2,51%, (+1,29 tạ/ha), sản lượng ngô đạt 71.905,28 tấn, tăng 4,99% (+3.417,33 tấn) so với cùng kỳ.
Cây lấy củ có chất bột: Diện tích gieo trồng thực hiện 1.383,25 ha, giảm 6,62% (-98,03ha). Diện tích tăng chủ yếu ở cây khoai tây, gieo trồng 618,56 ha (+41,39 ha); năng suất đạt 127,82 tạ/ha, tăng 0,63%; sản lượng đạt 7.906,74 tấn (+575.22 tấn) so với cùng kỳ
Cây thuốc lá: là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và giá cả ổn định, được người dân quan tâm đầu tư, gieo trồng, chăm sóc. Diện tích gieo trồng thực hiện được 2.574,9 ha, tăng 14,03% (+316,77 ha). Thuốc lá được trồng chủ yếu ở huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, giá bán trên thị trường hai năm trở lại đây giữ mức ổn định từ 50.000 - 53.000 đồng/kg nên người dân yên tâm mở rộng sản xuất. Năng suất đạt 22,91tạ/ha, tăng 11,12% (+2,29 tạ/ha); do vụ đông xuân năm trước trên địa bàn tỉnh chịu tác động của thời tiết bất thường gây mưa to và ngập úng. Năng suất tăng, sản lượng đạt 5.897,87 tấn, tăng 26,71% (+1.243,23 tấn) so với cùng kỳ. 
Cây có hạt chứa dầu: Diện tích gieo trồng đạt 1.331,43 ha, giảm 14,85% (-232,24 ha). Hiện nay, xu hướng gieo trồng đỗ tương, lạc giảm, người dân chuyển đổi cây trồng sang cây thuốc lá mang lại giá trị kinh tế cao hơn. 
Rau các loại: Diện tích gieo trồng thực hiện 6.238,93 ha, tăng 3,18% (+192,01 ha), năng suất đạt 133,55 tạ/ha, tăng 4,9% (+6,24 tạ/ha) so với cùng kỳ. Sản lượng đạt 83.322,79 tấn, tăng 8,23 % (+6.335,94 tấn) so với cùng kỳ. Rau được trồng chủ yếu cải các loại, cải bắp, rau bí lấy ngọn, cà chua, đậu đỗ co ve, dưa chuột, bí xanh... các lại rau phù hợp thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết, cùng với việc một số vùng rau được bao tiêu sản phẩm, có xuất bán cho địa phương khác, thương lái thu mua tận ruộng nên người dân yên tâm sản xuất, gieo trồng.
Cây hằng năm khác: Tổng diện gieo trồng cây hằng năm khác thực hiện được 4.543,41 ha, giảm 7,16% (-350,52 ha), trong đó: Cây ớt cay: Chủ yếu được trồng ở các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình. Diện tích gieo trồng thực hiện được 1.547,61ha, tăng 8,57% (+112,16 ha); diện tích gieo trồng tăng chủ yếu ở huyện Lộc Bình (+93,71 ha); Cao Lộc (+41,76 ha). Năm nay ớt cay tươi đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Kết thúc vụ Đông Xuân ớt cay được bán ra với giá bán cao so với cùng kỳ dao động từ 25.000 đồng - 50.000 đồng/kg, một số diện tích ớt cay được quy hoạch vào mô hình sản phẩm sạch, bao tiêu sản phẩm và đầu tư phân bón, giống; cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt... Năng suất đạt 91,57 tạ/ha, tăng 1,8% (+1,62 tạ/ha); sản lượng đạt 13.739,31 tấn (+1.250,29 tấn) so với cùng kỳ; Cây thạch đen: Trồng tập trung chủ yếu ở huyện Tràng Định và Bình Gia, một số ít trồng ở Văn Lãng, Bắc Sơn. Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt 2.029,55 ha, giảm 21,81% (-566,19 ha), khâu tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu thạch đen sang Trung Quốc giảm. Năng suất cây thạch đạt 50,87 tạ/ha, giảm 0,6%, sản lượng đạt 10.325,0 tấn, giảm 22,73% (tương đương giảm 3.036,99 tấn) so với cùng kỳ. 
* Vụ Mùa 
 Sản xuất nông nghiệp vụ Mùa năm 2023 diễn ra trong điều kiện thời tiết đầu vụ tương đối thuận lợi, có nhiều đợt mưa nhỏ đảm bảo đủ lượng nước tưới cho cây trồng phát triển. Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm vụ Mùa năm 2023 ước thực hiện được 47.149,41 ha, giảm 0,12% (-58,78 ha) so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt dự ước đạt 167.050 tấn, so với cùng kỳ tăng 4% (+6.418,34 tấn). 
Cây lúa: Diện tích gieo trồng ước thực hiện 32.474,19 ha, giảm 0,17% (-56,63 ha) so với cùng kỳ. Diện tích giảm do người dân chuyển sang trồng cây khác có giá trị cao hơn như ngô, ớt và các cây màu khác. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi người dân chủ động vệ sinh đồng ruộng, làm đất, phòng trừ các loại sâu bệnh kịp thời; năng suất lúa ước đạt 42,54 tạ/ha, tăng 4,09% (+1,67 tạ/ha), sản lượng lúa đạt 138.139 tấn, tăng 3,91% (+5.192,33 tấn) so với cùng kỳ. 
Cây ngô: Diện tích gieo trồng ước thực hiện 5.883,69 ha, tăng 0,18% (+10,76 ha) so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây ngô tăng chuyển đổi cây trồng từ cây thạch đen và một số cây trồng năng suất thấp; ngoài ra mở rộng diện trồng ngô một phần để đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi trong công tác chăn nuôi, tái đàn gia súc, gia cầm. Năng suất ước 49,14 tạ/ha, 4,24% (+2 tạ/ha), sản lượng 28.911 tấn, tăng 4,43% (+1.226,01 tấn) so với cùng kỳ. 
Các nhóm cây lấy củ có chất bột, cây mía, cây có hạt chứa dầu là các loại cây hiện nay có xu hướng giảm diện tích gieo trồng. Mức giảm diện tích gieo trồng so với cùng kỳ tương ứng ở mỗi nhóm cây lần lượt là 0,24%; 6,32%; 1,3%. Nguyên ngân chủ yếu do nhu cầu sử dụng, năng suất, giá thành thấp hơn so với các loại cây khác, quy mô sản xuất chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu gia đình kết hợp bán thương phẩm.
Rau các loại: xu hướng sản xuất rau an toàn, ứng dụng khoa học trong sản xuất đã và đang được quan tâm, phát triển. Dự ước diện tích gieo trồng thực hiện 2.598,01 ha, tăng 0,45% (+11,74 ha). Năng suất ước đạt 123,68 tạ/ha, tăng 3,6% (+4,3 tạ/ha), sản lượng đạt 32.133,40 tấn, tăng 4,07% (+1.256,29 tấn) so với cùng kỳ. 
Cây hằng năm khác: Cây gia vị hằng năm: Diện tích gieo trồng ước thực hiện 597,92 ha, (-5,54 ha), diện tích giảm chủ yếu ở cây gừng. Cây gừng diện tích gieo trồng ước thực hiện 504,97 ha, giảm 7,36 ha; diện tích gieo trồng giảm do giá bán thấp khoảng từ 5.000 - 12.000 đồng/kg tùy thời điểm nên người dân không mở rộng diện tích gieo trồng. Năng suất ước đạt 72,02 tạ/ha (+1,64 tạ/ha), sản lượng đạt 3.636,79 tấn (+31,02 tấn) so với cùng kỳ năm trước; Diện tích gieo trồng vụ Mùa cây thạch đen ước thực hiện 365,4 ha, giảm 7,71% (-30,53 ha) so với cùng kỳ. Năng suất ước đạt 52,98 tạ/ha, tăng 0,27% (+0,14 tạ/ha), sản lượng đạt 1.936 tấn, giảm 7,46% (-156,09 tấn) so với cùng kỳ.
1.1.2. Cây lâu năm 
Thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng nông thôn mới, để nâng cao giá trị kinh tế, những năm gần đây cây ăn quả được coi là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Lạng Sơn. Phong trào trồng cây ăn quả tiếp tục duy trì và phát triển ở tất cả các huyện, thành phố như cây na, bưởi, hồng vành khuyên, hồi… Ngoài ra các cây có giá trị kinh tế, sản phẩm dễ tiêu thụ diện tích tăng như thanh long, mít, ổi tiếp tục được quan tâm đầu tư, chăm sóc. Một số cây có diện tích giảm do thị trường tiêu thụ ít, chất lượng sản phẩm thu hoạch không cao nên bị chặt bỏ, trồng thay thế cây khác đem lại hiệu quả kinh tế hơn. Đối với cây dược liệu lâu năm, là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển cây dược liệu, cây hồi tiếp tục là cây trồng chủ lực trong phát triển cây dược liệu, nâng cao thu nhập của người dân, diện tích trồng tập trung ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Cao Lộc, Chi Lăng.
Song trong quá trình phát triển, nhiều loại cây đang đứng trước nguy cơ thoái hóa, ảnh hưởng đến diện tích, chất lượng và năng suất. Diện tích cây lâu năm có thay đổi so với cùng kỳ chủ yếu là do chuyển đổi từ cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định hơn. 
Dự ước 9 tháng năm 2023, diện tích cây lâu năm toàn tỉnh Lạng Sơn là 51.053,37 ha, tăng 1,45% (+730,67 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: 
Cây ăn quả: Dần hình thành các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên nguồn lực, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển các cây ăn quả chủ lực có thương hiệu như na, quýt, hồng; chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm. Người dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân và phun thuốc phòng các loại sâu bệnh kịp thời. Diện tích cây ăn quả hiện có ước đạt 17.105,89 ha, chiếm 33,45% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 1,40% (+236,37 ha).
Cây chè: Diện tích chè 420,53 ha, giảm 1,34% (-5,72 ha) so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích trồng chè búp là chủ yếu với 392,04 ha, chiếm khoảng 93,23% trong tổng diện tích chè, giảm 2,06% (-7,9 ha) so với cùng kỳ. Do diện tích cây già cỗi được chuyển đổi sang trồng các cây lâm nghiệp như: thông, keo, bạch đàn, quế. Cây chè búp trồng chủ yếu ở huyện Đình Lập, ngoài ra còn trồng ở các huyện Lộc Bình, Bình Gia, Bắc Sơn. Sản lượng chè búp ước đạt 1.773,76 tấn, tăng 8,67% (+141,53 tấn) so với cùng kỳ.
Cây hồi: diện tích ước đạt 32.288,92 ha, tăng 2,15% (+678,92 ha). Dự báo năm nay hồi chính vụ cho năng suất cao, sản lượng ước đạt 14.914,2 tấn, tăng 5,63% (+795 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trồng hồi theo tiêu chuẩn  hữu cơ đang được tỉnh khuyến khích và hỗ trợ thông qua các dự án đầu tư tại các huyện, điển hình như tại huyện Chi Lăng (174 ha), Bình Gia (131 ha), Văn Quan (trên 400 ha). Từ tập quán canh tác lạc hậu theo kiểu truyền thống đến áp dụng các quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất như làm đất, chọn giống, bón phân hữu cơ, chế độ tưới tiêu hợp lý, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh bằng các chế phẩm an toàn... việc trồng hồi hữu cơ đang cho thấy những tín hiệu tích cực: cây sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh, sản lượng cây được thu hoạch tăng từ 15-20%. Các sản phẩm tạo ra từ hồi hữu cơ có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người sử dụng, được người tiêu dùng trong nước và thế giới rất ưa chuộng, đã giúp giá trị sản phẩm hồi tăng cao. Giá bán hoa hồi tươi tứ quý dao động từ 33.000đ- 35.000 đồng/kg, hoa hồi khô tứ quý giao động từ 145.000đ - 148.000 đồng/kg. Giá bán hoa hồi tươi vụ mùa giao động từ 25.000đ –30.000 đồng/kg, hoa hồi khô vụ mùa đến thời điểm hiện tại giao động từ 118.000đ – 122.000 đồng/kg. 
1.1.3. Chăn nuôi
Tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh xuất hiện trở lại từ những ngày đầu tháng 5. Với sự nỗ lực của các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp và sự chủ động của người dân, các ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đang từng bước được khống chế. Để đảm bảo chăn nuôi theo hướng lâu dài, các cơ sở chăn nuôi vẫn duy trì công tác tăng đàn và tái đàn; tập trung đẩy mạnh tái đàn, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo nguồn cung thịt lợn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.  Lũy kế từ đầu năm đến ngày 7/9/2023 bệnh xảy ra tại 516 hộ/133 thôn/53 xã/08 huyện, tiêu hủy 2.047 con lợn với tổng trọng lượng 107.068 kg (lợn thịt, lợn con: 1.705 con, trọng lượng 62.665 kg; lợn nái, đực giống: 342 con, trọng lượng: 44.403 kg.  Các loại dịch bệnh khác có phát sinh lẻ tẻ ở một số địa phương.
Tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh giảm dần do diện tích chăn thả bị thu hẹp, nhu cầu sức kéo được thay thế bằng máy nông nghiệp, một số hộ dân bán trâu, bò lấy vốn để đầu tư vào trồng rừng, và một số hộ chuyển sang nuôi ngựa. Chăn nuôi hiện nay chủ yếu là chăn nuôi sinh sản, vỗ béo trâu, bò lấy thịt. Sản lượng xuất chuồng tăng so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, sản lượng trâu ước đạt 4.179,2 tấn, tăng 9,02% so với cùng kỳ; số bò xuất chuồng ước 4.388 con, tương đương với sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1.031,33 tấn, tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước. 
Sau 3 năm tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19; các lễ hội truyền thống đầu năm, các hoạt động văn hoá, du lịch, thể thao, vui chơi giải trí hoạt động trở lại. Vì vậy, sản lượng thịt lợn hơi, gà hơi xuất chuồng tăng so với cùng kỳ. Sang quý III, quý IV, nhân dân tái đàn lợn, gia cầm để phục vụ nhu cầu gia đình và chuẩn bị nguồn cung đáp ứng nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt 19.424,2 tấn, tăng 4,21% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước 12.301,2 tấn. Sản lượng trứng gia cầm đạt 52,2 triệu quả (trong đó, số lượng trứng gà đạt 45,7 triệu quả). 
 
image 20230928162353 2

1.2. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tập trung 9 tháng ước đạt 8.903,4 ha, tăng 2,51% (+217,95 ha) so với cùng kỳ năm trước. Công tác bảo vệ rừng được quan tâm, thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết tại các vùng trên địa bàn tỉnh, kịp thời cảnh báo tới chính quyền các cấp, các chủ rừng và nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 13 vụ cháy rừng, thiệt hại khoảng 10,97 ha rừng trồng. Khai thác gỗ tròn các loại trong 9 tháng ước 574,6 nghìn m3, tăng 3,79% (+21 nghìn m3) so cùng kỳ. Hiện nay, xu hướng phát triển lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất ngày càng mở rộng do trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế, cây lâm nghiệp được trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là keo, mỡ, bạch đàn; đảm bảo nguyên liệu sản xuất cho các cơ sở chế biến gỗ ép trên địa bàn tỉnh; hoạt động ươm giống phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Củi các loại: Ước khai thác 443,4 nghìn ste, tăng 4,14% (88,15 ste) so cùng kỳ chủ yếu đáp ứng nhu cầu sử dụng củi đun trong sinh hoạt, củi chủ yếu là tận thu từ việc phát cành từ rừng sản xuất. 
1.3. Thủy sản
Là tỉnh miền núi, ít có lợi thế phát triển thuỷ sản. Tuy nhiên, tận dụng hệ thống sông, suối, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục duy trì, phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng. Sau ảnh hưởng mưa bão năm 2022, sang năm 2023 sản lượng thủy sản tăng so với cùng kỳ. Thời tiết thuận lợi hơn đảm bảo lượng nước đầy đủ cho công tác nuôi trồng thủy sản của nhân dân và hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn. Lũy kế, 9 tháng sản lượng thủy sản ước đạt 1.408,35 tấn; trong đó sản lượng cá ước đạt 1.332,61 tấn, tăng 4,47% so với cùng kỳ; thủy sản khai thác nội địa đạt 227,29 tấn; thủy sản nuôi trồng đạt 1.181,06 tấn, tăng 4,88% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng là do nhu cầu tiêu dùng, chủ yếu là cá và số lượng ít tôm, ốc được đánh bắt ở sông, suối.
2. Sản xuất công nghiệp
Ngành công nghiệp tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đà tăng trưởng, phát triển ổn định và theo định hướng quy hoạch, các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn giữ được mức tăng cao đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhiều doanh nghiệp chủ động tìm kiếm các đơn hàng mới từ thị trường trong nước, Trung Quốc, Châu Âu, các nước EU, … từ đó đẩy mạnh sản xuất với số lượng lớn, đảm bảo hợp đồng các đơn đặt hàng và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. 
2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2023
2.1.1. So với tháng trước
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 11,62% so với tháng trước, chủ yếu tăng ở ngành công nghiệp khai khoáng tăng 29,65%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 45,93%, cụ thể:
Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 29,65%, ngành khai thác than tăng 103,45% (sản phẩm than đá, than cứng loại khác tăng 19,32 nghìn tấn) do công ty cổ phần nhiệt điện Na Dương sang tháng 9 hoàn thành bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất nên số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tháng 9 dự kiến tăng cao; ngành khai khoáng khác giảm 2,22% (sản phẩm đá xây dựng khác giảm  5,61 nghìn m3) so với tháng trước.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,75% so với tháng trước. Có 06 ngành kinh tế giảm như: ngành in, sao chép bản in các loại giảm 3,76% và  ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 3,23% do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường giảm; ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 4,18% do trong tháng các đơn vị sản xuất kinh doanh chưa nhận được đơn đặt hàng mới; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 12,78% chủ yếu là sản lượng clanhke xi măng giảm (-5,3 nghìn tấn) do chi phí nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm clanhke tăng nhưng giá xuất khẩu thấp nên doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng theo kế hoạch; ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 3,23%, ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 10,71% do doanh nghiệp nhận được ít đơn đặt hàng; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 8,71% do giá nguyên vật liệu cao, nhu cầu sử dụng đồ nội thất tại thời điểm giảm dẫn đến các cơ sở chế biến giảm sản lượng sản xuất. 
 
image 20230928162353 3

Ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng 45,93% do Công ty cổ phần Nhiệt điện Na Dương tăng sản lượng sản xuất sau kỳ bảo dưỡng thiết bị, trong tháng do thời tiết mưa nhiều nguồn nước đảm bảo Nhà máy thuỷ điện Thác Xăng tăng sản lượng sản xuất; sản lượng điện sản xuất tăng 60,25%, (+24,03 triệu KWh), điện thương phẩm tăng 1% so với tháng trước. 
Ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải nước thải có chỉ số sản xuất giảm 1,35%; trong đó: hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 3,26%, hoạt động xử lý nước thải tăng 5,71% do trong tháng 9 thời tiết mưa nhiều nên đơn vị xử lý nước thải tăng công suất xử lý, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 0,23% so với tháng trước.
2.1.2. So với cùng kỳ
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 so với cùng kỳ tăng 15,04%, cụ thể: 
Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,17%, trong đó sản phẩm than tăng 10,14% (tương ứng +3,5 nghìn tấn) do nhu cầu tiêu thụ than từ Công ty cổ phần Nhiệt điện Na Dương tăng sau kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị; sản phẩm đá xây dựng tăng 2,84% (tương ứng +6,81 nghìn m3) do nhu cầu xây dựng nhà và sửa chữa nhà cửa của người dân tăng, bên cạnh đó các công trình, dự án, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng mới dẫn đến nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng tăng. 
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,86% so với cùng kỳ, một số ngành có chỉ số công nghiệp tăng cao như: ngành chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ tăng 66,66% do nguyên liệu tại địa phương đáp ứng đủ cho quá trình sản xuất, thị trường nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ từ Trung Quốc mở của trở lại các cơ sở chế biến nhận thêm nhiều đơn đặt hàng, đồng thời các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động tìm kiếm thị trường mới từ Châu Âu, các nước EU và các đơn hàng mới từ trong nước; ngành in, sao chép bản ghi các loại tăng 107,16% (+7,48 triệu trang) do Công ty cổ phần Thiên Ngân Lạng Sơn chuyển địa điểm và mở rộng sản xuất; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 40% (sản phẩm ống tuýp, ống dẫn, màng PE, hạt nhựa,..) do nhu cầu tiêu trên thị trường tăng; ngành sản xuất kim loại tăng 52,51% do Công ty cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ nhận được thêm đơn hàng và  công ty đã đầu tư thêm thiết bị sản xuất mới dự ước sản xuất tăng; ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 21,68% do Công ty cổ phần Kim Đạt sản xuất thêm sản phẩm mới (muối công nghiệp NH4) đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, hiện nay trên địa bàn vào mùa thu hoạch nhựa thông, hoạt động sản xuất và các cơ sở chế biến sản phẩm từ nhựa thông hoạt động ổn định và nhận thêm nhiều đơn hàng đặt hàng mới. 
Riêng ngành điện tăng 31,69% do trong tháng 8 Công ty cổ phần Nhiệt điện Na Dương tạm dừng 1 tổ máy để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hằng năm, sang tháng 9 đơn vị hoạt động ổn định nên tăng sản lượng sản xuất, Nhà máy thuỷ điện Thác Xăng tăng sản lượng sản xuất do nguồn nước được đảm bảo; điện sản xuất tăng 40,98% (+18,58 triệu KWh), điện thương phẩm giảm 0,22% so với cùng kỳ.
 
image 20230928162353 4

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước giảm 1,63%. Cụ thể: khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 3,49%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 5,52% do nhà máy xử lý nước thải tăng công suất hoạt động xử lý nước thải do trời mưa nhiều; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 0,47% so với cùng kỳ.
2.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III và 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự ước quý III năm 2023 tăng 8,05% so với cùng kỳ; ngành khai khoáng tăng 2,44%, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,07%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,99%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 1,02%. Mức tăng chủ yếu của ngành khai khoáng tập trung ở sản phẩm than đá (+10,83%); ngành chế biến, chế tạo tập trung ở các ngành: chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ (+56,55%); sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+13,23%); in, sao chép bản ghi các loại (+102,7%); sản xuất kim loại (+11,08%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+11,12%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (+8,2%); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+8,1%) so với cùng kỳ năm trước. 
Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh dự ước 9 tháng năm 2023 tăng 7,05% so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,8%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,83%, đây là ngành tiếp tục giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trong 9 tháng đầu năm; sản xuất và phân phối điện tăng 4,35%; cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 1,0% so với cùng kỳ. 
Một số sản phẩm trong 9 tháng có mức tăng trưởng khá cao góp phần thúc đẩy chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng như: sản xuất chế biến thực phẩm (+8,86%), sản xuất đồ uống (+17,2%) do nhu cầu tiêu thụ cho các hoạt động nhà hàng tăng, nhu cầu tiêu thụ trong Tết Nguyên đán, các dịp các lễ, hội Xuân, dịp nghỉ lễ, … của người dân trên địa bàn tỉnh; dịch vụ sản xuất thuộc, sơ chế da (+12,9%) do hoạt động xuất nhập khẩu sôi động trở lại nhu cầu đặt hàng gia công tăng cao, số lượng đơn đặt hàng gia công sản phẩm cho một số công ty trong nước tăng; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ (+36,62%); in, sao chép bản ghi các loại (+34,86%); sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất như muối công nghiệp, colophan và axit nhựa cây và các dẫn xuất (+30,17%); sản phẩm từ kim loại đúc sẵn như hoạt động hàn xì, sản xuất cửa hoa, cửa sắt, hàn xì lợp mái tôn (+29,72%), sản phẩm giường, tủ bàn, ghế (+16,5%) do đáp ứng nhu cầu xây dựng và hoàn thiện các công trình xây dựng của hộ dân cư và các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh tăng; sản phẩm phương tiện vận tải khác như xe đạp, xe máy điện (+10,58%) do nhu cầu tiêu thụ tăng, cơ sở nhận được nhiều đơn đặt hàng. 
Sản phẩm chủ lực của tỉnh: xi măng Portland đen ước đạt 974,78 nghìn tấn, giảm 0,94% (khoảng 9,23 nghìn tấn) so với cùng kỳ; clanhke xi măng giảm 13,76% (khoảng 98,59 nghìn tấn) do lợi nhuận mang lại không cao doanh nghiệp giảm sản lượng sản xuất chỉ sản xuất cầm chừng theo kế hoạch. Sản lượng điện sản xuất ước đạt 635,44 triệu Kwh, tăng 4,81% so với cùng kỳ; sản lượng khai thác than ước đạt 415,81 nghìn tấn, giảm 0,84% so với cùng kỳ.
2.3. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tiêu thụ tháng 9/2023 giảm 2,47% so với tháng trước và tăng 11,63% so với cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 9 tăng 9,97% do khối lượng sản xuất tăng nên kéo theo chỉ số tiêu thụ tăng cao ở một số ngành như: sản xuất chế biến thực phẩm (+3,76%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+10,17%); chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ (+30,25%); in, sao chép bản in các loại (+36,26%); sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất (+101,91%); sản xuất kim loại (+22,9%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+97,79%); sản xuất các phương tiện vận tải khác (+10,59%); công nghiệp chế biến chế tạo khác (+2,45%). Bên cạnh đó, một số ngành giảm sâu do sản phẩm khó tiêu thụ, doanh nghiệp không nhận được đơn đặt hàng nên doanh nghiệp cắt giảm khối lượng sản xuất như ngành: sản xuất đồ uống (-13,51%); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (-27,36%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (-10,99%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-83,59%); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (-33,7%). 
Chỉ số tồn kho ngành chế biến chế tạo tháng 9/2023 giảm 2,25% so với tháng trước và giảm 9,23% so với cùng kỳ. Các nhóm sản phẩm có chỉ số hàng tồn kho giảm so với cùng kỳ do khối lượng sản xuất giảm, doanh nghiệp trong tháng không sản xuất sản phẩm, tập trung tiêu thụ sản phẩm tồn kho như: sản xuất đồ uống (-25,84%); chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ (-40,51%); sản xuất kim loại (-4,23%); sản xuất sẩn phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-9,79%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-30%); công nghiệp chế biến chế tạo khác (-15,26%). Bên cạnh đó, một số sản phẩm có chỉ số tồn kho tăng do khối lượng sản xuất tăng như: sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+65,77%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (+54,93%) do sản phẩm clanke không xuất khẩu được; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+396,15%); sản xuất các phương tiện vận tải khác (+50%).
2.4. Chỉ số sử dụng lao động 
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 9/2023 tăng 0,05% so với tháng trước và giảm 3,28% so với cùng kỳ. Chỉ số sử dụng lao động Cộng dồn đến cuối tháng 9 giảm 5,65% so với cùng kỳ năm trước, các ngành sản xuất công nghiệp giảm do một số doanh nghiệp có sản phẩm khó tiêu thụ nên giảm sản lượng sản xuất, một số ngành do áp dụng máy móc thay thế con người, doanh nghiệp thực hiện quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu,... nên cắt giảm lao động. Cụ thể: chỉ số sử dụng lao động ngành khai khoáng giảm 1,28%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 10,91%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,02%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,66%; chỉ số sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng 5,15%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 14,28%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,23%.
3. Tài chính, ngân hàng    
3.1. Tài chính1 

- Về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
Ước thực hiện thu NSNN trên địa bàn 9 tháng năm là 5.674,1 tỷ đồng, đạt 70,1% so với dự toán Trung ương giao, đạt 69,2% so với dự toán tỉnh giao, bằng 105,3% so với cùng kỳ, trong đó: Thu nội địa đạt 1.940,0 tỷ đồng, đạt 92,6% so với dự toán Trung ương giao, đạt 88,2% dự toán tỉnh giao, bằng 91,7% so với cùng kỳ; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3.720,0 tỷ đồng, đạt 62% so với dự toán giao, tăng 13,8% so với cùng kỳ; Các khoản huy động, đóng góp: 14,1 tỷ đồng tăng 655,3% so với cùng kỳ.
- Về chi ngân sách địa phương
Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 9 tháng năm là 7.618,4 tỷ đồng, đạt 56% dự toán giao, bằng 110,7% so với cùng kỳ, trong đó: Chi cân đối ngân sách địa phương là 6.208,4 tỷ đồng, đạt 61,8% dự toán, bằng 102,2% so với cùng kỳ; chi Chương trình MTQG, chương trình mục tiêu và nhiệm vụ khác là 1.410,0 tỷ đồng, đạt 39,7% dự toán, bằng 174,2% so với cùng kỳ.
 
image 20230928162353 5

3.2. Ngân hàng2
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành Ngân hàng và các cơ chế chính sách và các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng. Bám sát chủ trương chủ Chính phủ, định hướng Ngân hàng Nhà nước và sự chỉ đạo chính quyền địa phương, triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác huy động vốn, đáp ứng đủ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh; quan tâm đầu tư tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên; tích cực thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn và đẩy mạnh cho vay các chương trình hỗ trợ lãi xuất của Chính phủ và địa phương như chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ, Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 của Chính phủ, Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 và Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025...;  tăng cường huy động vốn để đáp ứng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; quan tâm đầu tư tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên; chấp hành nghiêm các quy định về lãi suất, quản lý ngoại hối; chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu... Hoạt động ngành ngân hàng ổn định và an toàn, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ước thực hiện đến ngày 30/9/2023, tổng huy động vốn đạt 41.790 tỷ đồng, tăng 12,6% so với 31/12/2022. Dư nợ tín dụng ước đạt 40.745 tỷ đồng, tăng 3,5% so với 31/12/2022.
4. Đầu tư, xây dựng
Trong 9 tháng năm 2023, các cấp chính quyền, các ngành đã tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: ban hành các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng cơ chế nhằm thu hút đầu tư; thành lập các ban chỉ đạo điều hành dự án, thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện công trình dự án; cụ thể hóa các chính sách ưu đãi đầu tư; triển khai việc lập, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tạo cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và thu hút đầu tư. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn để giảm thiểu tác động tiêu cực do biến động về giá thép đến các hoạt động xây dựng; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các nguồn vốn đầu tư công và tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2023.
 4.1. Tình hình vốn đầu tư thực hiện 
Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Quý III năm 2023 ước 5.985,7 tỷ đồng, tăng 7,86% (+ 436,3 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Phân theo nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước đạt 1.544,5 tỷ đồng, tăng 16,85% (+219,7 tỷ đồng) so với cùng kỳ; vốn ngoài Nhà nước đạt 4.415,6 tỷ đồng, tăng 5,33% (+223,3 tỷ đồng) so với cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 25,6 tỷ đồng. Phân theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý III năm 2023 đạt 4.924,1 tỷ đồng, chiếm 82,35%; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản đạt 512,3 tỷ đồng, chiếm 8,56%; vốn đầu tư sửa chữa lớn nâng cấp tài sản cố định đạt 516,2  tỷ đồng, chiếm 8,62%; vốn bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật bằng vốn tự có đạt 28,0 tỷ đồng chiếm 0,47% trong tổng vốn đầu tư trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới, quyết liệt, bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh; tổ chức phân bổ, giao kế hoạch vốn theo quy định, đảm bảo thời gian, đúng mục tiêu, cơ cấu, định mức và danh mục theo nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tập trung hoàn thiện các văn bản pháp luật của địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; chỉ đạo quyết liệt trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án nhất là dự án trọng điểm và chương trình mục tiêu quốc gia; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phốt tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn theo phân cấp, đảm bảo theo đảm bảo các mốc thời gian quy định tại Quyết định số 79/QĐ-UBND; Chỉ thị số 04/CT-UBND và kế hoạch đã đăng ký triển khai của từng đơn vị để tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công đáp ứng mục tiêu đề ra. Chủ động tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để giải quyết dứt điểm các vị trí còn vướng mắc về mặt bằng thi công, chuẩn bị tốt quỹ đất tái định cư, quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án khởi công mới. 
Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2023 ước đạt 15.068,1 tỷ đồng, tăng 10,11% (+ 1.382,9 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Phân theo nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 3.884,3 tỷ đồng, tăng 21,2%  so với cùng kỳ; vốn ngoài Nhà nước ước đạt 11.130,7 tỷ đồng, chiếm 73,87%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 53,1 tỷ đồng
4.2 Tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B (đoạn km3+700 - km18); công trình có tổng mức đầu tư 988,2 tỷ đồng, lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 9/2023 ước thực hiện được 786,6 tỷ đồng, đạt 79,59% kế hoạch.
Dự án Kè trái bờ sông Kỳ Cùng (thành phố Lạng Sơn), đoạn từ sân bay Mai Pha đến cầu Đông Kinh; công trình có tổng mức đầu tư 195,5 tỷ đồng, lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 9/2023 ước thực hiện được 123,8 tỷ đồng, đạt 63,30% so với kế hoạch.
Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn - Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn (4 hợp phần); công trình có tổng mức đầu tư 1.377,6 tỷ đồng, lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 9/2023 ước thực hiện được 661,2 tỷ đồng, đạt 47,99% kế hoạch. 
Dự án Cải tạo nâng cấp tuyến Cao Lộc - Ba Sơn (ĐH.28), huyện Cao Lộc; công trình có tổng mức đầu tư 299,7 tỷ đồng, lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 9/2023 ước thực hiện được 223 tỷ đồng, đạt 74,40% so với kế hoạch.
5. Tình hình doanh nghiệp
Từ đầu năm đến hết tháng 8/2023, có 424 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 34,17% so với cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 3.524,9 tỷ đồng, giảm 10,19% so với cùng kỳ; doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động 292 doanh nghiệp tăng 22,68%; doanh nghiệp thông báo giải thể 56 doanh nghiệp giảm 47,67% so với cùng kỳ. 
Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp quý III/2023 so với quý trước: có 13,79% doanh nghiệp đánh giá tốt lên; 34,48% doanh nghiệp giữ ổn định; 51,72% số doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Trong đó, khu vực FDI có 25% doanh nghiệp đánh giá tốt lên, 50% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất doanh nghiệp giữ ổn định, 25% doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 12% doanh nghiệp đánh giá tốt lên và 32% doanh nghiệp giữ ổn định và 56% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn quý II.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp mẫu xây dựng trên tổng số 40 doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động xây dựng quý II/2023 như sau: có 29,3% doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn; có 41,4% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn; có 29,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình không đổi so với quý trước. Nhận định xu hướng quý III /2023: có 24,4% doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn; có 41,5% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn; có 31,1% doanh nghiệp đánh giá tình hình không đổi so với quý trước.
 
image 20230928162353 6

6. Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ cung ứng hàng hóa diễn ra trên thị trường ổn định, các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các ngành chức năng tiếp tục tập trung phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Tăng cường công tác quản lý giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo các nghị quyết của Chính phủ, của tỉnh.
Trong 9 tháng đầu năm 2023 hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh nhìn chung diễn ra tương đối ổn định do phía Trung Quốc nới lỏng kiểm soát  dịch bệnh, hiện đã dỡ bỏ hoàn toàn phương án phòng chống dịch và khôi phục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ ngày 24/7/2023, cửa khẩu Na Hình đã được khôi phục thông quan hàng hóa. Đến thời điểm báo cáo, hoạt động xuất nhập khẩu đang được triển khai tại 06 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. 

 
 

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tháng 9 ước đạt 440 triệu USD, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3.455 triệu USD, đạt 90,9% kế hoạch, tăng 70,3% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu ước đạt 1.885 triệu USD, đạt 145% kế hoạch, tăng 237,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 1.570 triệu USD, đạt 62,8% kế hoạch, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Hàng xuất khẩu địa phương trong tháng lũy kế 9 tháng đạt 119 triệu USD, đạt 77,3% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Kim ngạch hàng địa phương tăng cao so với cùng kỳ do nhu cầu đối với nguyên liệu phục vụ sản xuất của Trung Quốc đang tăng lên sau khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch.
6.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại, dịch vụ từ đầu năm đến nay khá khởi sắc, nhiều ngành lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng mạnh. Với những yếu tố thuận lợi như: tình hình bệnh Covid -19 được kiểm soát, các hoạt động trong lĩnh vực du lịch được khôi phục, nhiều chương trình kết nối cung cầu, giao thương được tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ... đã tác động tích cực đến thị trường hàng hóa.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9/2023 ước tính đạt 3.073,1 tỷ đồng, tăng 8,91% so với tháng trước và tăng 36,95 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm lương thực, thực phẩm tăng 14,88%, nhóm hàng may mặc tăng và nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ăn uống tăng 6,63% do nhu cầu mua trang phục, đồng phục chuẩn bị năm học mới; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng giảm 4,57% do trong tháng mưa nhiều, các công trình không đẩy nhanh được tiến độ thi công; nhóm ô tô con  (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 17,63% do ảnh hưởng của các chính sách: gói hỗ trợ lãi suất vay, lãi suất trả góp từ các ngân hàng nhằm kích cầu tiêu dùng, nhiều mẫu xe được giảm miễn thuế trước bạ nên sức mua tăng. Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 12,47% do nhu cầu mua sắm phục vụ đám cưới, đám hỏi sau khi tháng 7 âm lịch kết thúc. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2023 ước đạt 22.314,9 tỷ đồng, tăng 28,11% so với cùng kỳ.
6.2. Dịch vụ
6.2.1. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

 Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9 năm 2023 ước đạt 268,1 tỷ đồng, tăng 9,2% so với tháng trước và tăng 45,82% so với cùng kỳ (Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 13,8 tỷ đồng, tăng 2,76% so với tháng trước và tăng 48,61% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 254,3 tỷ đồng, tăng 9,57% so với tháng trước và tăng 45,67% so với cùng kỳ). Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 1,2 tỷ đồng, tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 4,98% so với cùng kỳ. 
Dự ước 9 tháng năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.067,0 tỷ đồng, tăng 27,49% so với cùng kỳ. Hiện nay, tỉnh cũng đã và đang tập trung phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại một số huyện trên địa bàn tỉnh, như: Lộc Bình, Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng…. mục tiêu phát triển du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn tới.
6.2.2. Doanh thu dịch vụ khác
Doanh thu dịch vụ khác tháng 9 năm 2023 ước đạt 52,0 tỷ đồng, tăng 5,42% so với tháng trước và tăng 32,01% so với cùng kỳ. Cộng dồn 9 tháng ước đạt 430,7 tỷ đồng tăng 13,63% so với cùng kỳ. Trong đó, một số nhóm dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ như: Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí ước đạt 48,7 tỷ đồng, tăng 9,85% so với cùng kỳ; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước đạt 49,9 tỷ đồng, tăng 21,91% so với cùng kỳ; nhóm dịch vụ hành chính và hỗ trợ ước đạt 91 tỷ đồng, tăng 19,98% so với cùng kỳ...
 
image 20230928162353 8

6.3. Vận tải
Trong tháng 9/2023 hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh giảm so với tháng trước, chủ yếu giảm ở hoạt động kho bãi và bưu chính, chuyển phát. Nguyên nhân do một số sản phẩm nông sản đã hết thời vụ, thời tiết mưa nhiều nên lượng xe chở nông sản xuất khẩu trong tháng 9 giảm với tháng trước dẫn đến hoạt động kho bãi trong tháng giảm. Bên cạnh đó vận tải hành khách và vận tải hàng hóa tăng để phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp nghỉ lễ 2/9 và nhu tiêu dùng của người dân trong dịp Trung thu sắp tới. Một số ngành sản xuất có thêm đơn hàng, nâng công suất hoạt động, nhu cầu vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm tăng.
Dự ước doanh thu vận tải, kho bãi tháng 9/2023 đạt 193,0 tỷ đồng, bằng 92,41% so với tháng trước và tăng 18,48% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 23,1 tỷ đồng, tăng 3,75% so với tháng trước và tăng 24,13% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 72,9 tỷ đồng, tăng 6,03% so với tháng trước và tăng 1,65% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 96,7 tỷ đồng, bằng 82,3% so với tháng trước và tăng 33,77% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động bưu chính, chuyển phát ước đạt 0,3 tỷ đồng, bằng 84,45% so với tháng trước và tăng 0,26% so với cùng kỳ. 
Hoạt động vận tải 9 tháng 2023 duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước do số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa năm nay tăng cao so với cùng kỳ, hoạt động sản xuất phát triển nhu cầu đi lại của người lao động tăng. Tuy hoạt động vận tải hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn có xu hướng giảm so với cùng kỳ do hiện nay các doanh nghiệp có quy mô vừa trên địa bàn chuyển sang hoạt động cho thuê xe vận tải chứ không trực tiếp hoạt động vận tải hàng hóa nhưng đang tăng dần trở lại do lượng lớn xe hàng chở nông sản từ phía nam và nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng do các công trình thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Dự ước doanh thu vận tải kho bãi 9 tháng năm 2023 đạt 1.756,3 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 194,8 tỷ đồng, tăng 16,83%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 572,6 tỷ đồng, bằng 98,66%; doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 986,7 tỷ đồng, tăng 30,79%; doanh thu hoạt động bưu chính, chuyển phát ước đạt 2,2 tỷ đồng, tăng 5,94% so với cùng kỳ.
 
image 20230928162353 9

7. Chỉ số giá 
7.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung toàn tỉnh tháng 9/2023
* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2023 so với tháng trước 
CPI tháng 9/2023 tăng 0,31% (khu vực thành thị tăng 0,52%; khu vực nông thôn tăng 0,19%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, trong đó có 9 nhóm hàng tăng giá; 1 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm giữ nguyên giá.
Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 9/2023 tăng 0,05%, chia ra các nhóm: Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 9/2023 tăng 1,78% so với tháng trước, cụ thể: mặt hàng gạo tăng 2,92%; mặt hàng bột mì và ngũ cốc khác tăng 2,48% (như: giá ngô tăng 3,61%, khoai lang tăng 2,12%); mặt hàng lương thực chế biến tăng 0,20% (như bún phở, bánh đa tăng 3,56%, bột ngô tăng 0,49%, ngũ cốc khác tăng 0,03%) so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 9/2023 giảm 0,21% so với tháng trước, giảm chủ yếu ở một số mặt hàng như: thịt gia súc giảm 1,42% như: giá thịt lợn giảm 1,53%, thịt bò giảm 0,41%; thịt gia cầm tăng 1,30%; thịt chế biến giảm 0,51%; trứng các loại tăng 0,03%; các loại rau tươi, khô và chế biến tăng 0,86% (như: su hào tăng 5,98%, cà chua tăng 9,52%; rau muống tăng 3,68%, rau dạng củ, quả tăng 3,98%; rau gia vị tươi, khô các loại tăng 1,39%) so với tháng trước. Đây cũng là nhóm luôn có chỉ số biến động nhất vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mùa vụ, thiên tai, dịch bênh và nguồn cung ứng đầu vào... Chỉ số giá nhóm ăn, uống ngoài gia đình tháng 9/2023 ổn định không có biến động so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 9/2023 so với tháng trước có tăng nhẹ 0,02%. Các mặt hàng có chỉ số giá tăng như: mặt hàng rượu các loại  tăng 0,02%, thuốc hút  tăng 0,04% so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 9/2023 giảm 0,13%. Các mặt hàng có chỉ số giá giảm như: quần áo may sẵn giảm 0,18%; giày dép giảm 0,55%. Bên cạnh đó, các mặt hàng dịch vụ may mặc khác giữ nguyên so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 9/2023 tăng 0,61%. Diễn biến giá một số mặt hàng trong nhóm như sau: Tiền thuê nhà ở tăng 0,27%; dịch vụ liên quan đến nhà ở tăng 0,14%... vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,08% (nhóm này giảm chủ yếu là các mặt hàng sắt, thép); giá gas và các loại chất đốt khác tăng 4,95%, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước đã áp dụng điều chỉnh giá tương ứng với sự biến động của giá thế giới (gas tăng 7,69%; dầu hoả tăng 8,13%); giá điện, nước sinh hoạt tháng này tăng nhẹ (nước tăng 0,23%; điện sinh hoạt tăng 0,45%) so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 9/2023 tăng 0,28% so với tháng trước. Mặt hàng máy điều hoà nhiệt độ tăng 0,69%; máy hút bụi tăng 0,94%; đồ điện khác tăng 2,77%; trong nhóm nhiều mặt hàng đồ gia dụng giá thường xuyên biến động do các cửa hàng, các đại lý thường hay áp dụng chương trình khuyến mại nên giá cả hay có biến động như: tủ lạnh giảm 2,05%; máy giặt giảm 0,69%; máy xay sinh tố, ép hoa quả giảm 1,62%; nồi cơm điện giảmt 0,74%; bếp ga giảm 1,15%... so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 9/2023 tăng 1,37% so với tháng trước  do giá xăng, dầu trong nước tăng. Giá xăng, dầu biến động tăng, giảm liên tục theo giá nhiên liệu thế giới và mức thuế bảo vệ môi trường. 
*Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2023 so với cùng kỳ 
CPI tháng 9/2023 tăng 0,84% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 02 nhóm giảm giá. Trong 9 nhóm hàng tăng giá so với cùng kỳ: đồ uống và thuốc lá tăng 3,15%, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,39%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dụng tăng 1,77%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,06%; nhóm thuốc và dụng cụ y tế tăng 0,65%, nhóm giao thông tăng 1,75%; nhóm giáo dục tăng 2,79%... Ở chiều ngược lại 02 nhóm hàng gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35% do mặt hàng thực phẩm giảm 1,28% (giá thịt lợn giảm 4,09%; thịt bò giảm 4,13%); nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,41% so với cùng kỳ, do biến động tăng, giảm của giá xăng dầu.  
image 20230928162353 10

7.2. Bình quân 9 tháng năm 2023
Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm 2023 tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước (khu vực thành thị tăng 1,66%; khu vực nông thôn tăng 2,12%), gồm 9 nhóm tăng giá và 02 nhóm giảm giá. Nguyên nhân chính tác động tăng chỉ số giá trong 9 tháng đầu năm do đời sống dân cư được cải thiện, các hoạt động văn hoá, giải trí, thể thao hoạt động bình thường trở lại, không còn ảnh hưởng, hạn chế do dịch Covid-19, nên nhu cầu tiêu dùng trong dân cư tăng. Giá cả một số nhóm hàng tăng như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,39%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 2,65%; nhóm may mặc, mũ nón giầy dép tăng 2,98%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,44%; nhóm giáo dục tăng cao nhất 13,25%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 7,08%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 2,56%. Riêng 02 nhóm hàng gồm nhóm giao thông và nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ.
7.3. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng: tháng 9/2023, giá vàng trong nước tiếp tục biến động tăng, giảm theo giá vàng thế giới. Trên xu hướng giá vàng trong nước tăng, giá vàng trên địa bàn tăng 0,04% so với tháng trước, tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước, bình 9 tháng tăng 2,88% so với cùng kỳ.  
Chỉ số giá đô la Mỹ: trong tháng 9/2023, Đô la so với tháng trước tăng nhẹ 0,01% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,11% và so với năm gốc năm 2019 tăng 5,33%. Bình quân 9 tháng năm 2023  giá chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,88% so với bình quân cùng kỳ.
8. Đời sống dân cư
 Đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cơ bản ổn định không có biến động lớn, giá cả một số mặt hàng được bình ổn, cung ứng đầy đủ nguồn hàng chính sách và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Trong dịp Tết Nguyên đán, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã tổ chức thăm, chúc Tết các tập thể, đơn vị, gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Các cấp, các ngành của tỉnh, các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn.
Chính sách bảo đảm an sinh xã hội thường xuyên được quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện đầy đủ. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không phát sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo.
8.1. Công tác an sinh xã hội 
Cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả như: Hỗ trợ giáo dục, đào tạo. Thực hiện chuyển quà của Uỷ ban nhân dân tỉnh đến các gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: với 30.598 xuất quà trị giá 17.428 triệu đồng... Trong 9 tháng năm 2023 đã hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo và các đối tượng chính sách ước đạt 403.416 thẻ.
Chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng  bảo  trợ  xã  hội  thông  qua  hệ thống Bưu điện đảm bảo kịp thời cho 33.446 lượt người, thực hiện cứu đói cho các hộ gia đình trên địa bàn cho 8.662 nhân khẩu với 180.030 kg gạo, trị giá 2.883,147 triệu đồng.
Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội đối với người có công, gia đình khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội. Trong 9 tháng đầu năm đã thực hiện trợ cấp thường xuyên cho 33.333 lượt người có công, kinh phí: 62.862 triệu đồng. Tiếp nhận, giải quyết chế độ chính sách cho 1.300 người có công với cách mạng và thân nhân; người hoạt động kháng chiến.
Kết quả 02 năm thực hiện Kế hoạch số 114/KH-UBND, ngày 21/5/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ người có công khó khăn về nhà ở. Toàn tỉnh đã thực hiện hỗ  trợ xây dựng và sửa chữa 1.175/1.180 hộ (437 hộ xây mới, 738 hộ sửa chữa), tổng kinh phí hỗ trợ 32.240 triệu đồng, đạt 99,6% kế hoạch đề ra.
8.2. Giải quyết việc làm và Bảo hiểm xã hội3
Tư vấn về chính sách pháp luật lao động,việc làm,  định hướng nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động, học sinh, sinh viên cho 2.750 lượt người giảm 2,17% so với cùng kỳ, lũy kế từ đầu năm là 35.657 lượt. Số người lao động đăng ký tìm việc làm: 540 lượt người; Số người lao động được giới thiệu việc làm nhận được việc làm: 363 người. 
Duy trì tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và thực hiện các quy trình có liên quan đến giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp, kết quả: Số người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 529 người tăng 11,36% so với cùng kỳ, lũy kế từ đầu năm đến nay là 6.158 người; Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 597 người, luỹ kế từ đầu năm là 6.062 người; Kinh phí trợ cấp thất nghiệp trong tháng là 8.518 triệu đồng, luỹ kế thực hiện là 85.456 triệu đồng.
Xem xét, thẩm định, thông báo chấp thuận 49 vị trí công việc được sử dụng người lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh của 10 lượt tổ chức, doanh nghiệp. Thẩm định, cấp 13 giấy phép lao động, trong đó cấp mới 11 giấy phép lao động, gia hạn 02 giấy phép lao động. Xác nhận thu hồi 03 Giấy phép lao động của 03 đơn vị.
Triển khai công tác tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tham dự diễn đoàn doanh nghiệp Việt Nam - Ả-rập Xê-út; tuyển chọn bổ sung ứng viên đi học tập, làm việc trong nghành điều dưỡng đa khoa tại Cộng hoà lien bang Đức; kiểm tra, tuyên truyền thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; xác nhận quá trình làm việc của người lao động nghỉ việc trước năm 1995.
Thẩm định 01 thỏa ước lao động tập thể; 03 nội quy lao động của doanh nghiệp; Tham gia ý kiến về cấp thẻ ABTC cho các doanh nhân của 01 Công ty (Công ty Cổ phần SXTM Lạng Sơn).
9. Hoạt động y tế và sức khỏe cộng đồng4
9.1. Công tác y tế dự phòng 

Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh giao mùa; các hoạt động duy trì hiệu quả Chương trình mục tiêu y tế - dân số...
Tính đến 15h ngày 8/9/2023 luỹ tích (từ 01/01 - 08/9/2023) toàn tỉnh ghi nhận 1.369 ca mắc; Lũy tích toàn tỉnh từ ngày 06/5/2021 đến nay: 161.289 F0 (trong đó 993 ca mắc lần 2; 40 ca mắc lần 3 được báo cáo); đã khỏi bệnh 161.188 ca; tử vong 101 ca. Hiện không còn F0 điều trị tại tỉnh.
Tình hình tiêm chủng: Từ 18 tuổi trở lên: tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 102,3%, mũi 2 đạt 101%; tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại (mũi 3): 92,1%; tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4): 125,46% (bao gồm cả đối tượng mở rộng). Trẻ em từ 12-17 tuổi: Tỷ lệ mũi 1 đạt 99,1%; tỷ lệ mũi 2 đạt 98,9%; Tỷ lệ tiêm liều nhắc lại (mũi 3): Đạt tỷ lệ 77,5%. Trẻ từ đủ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi: tỷ lệ mũi 1 đạt 101,6%. (bao gồm cả đối tượng của các địa phương khác; tỷ lệ mũi 2 đạt 92,8%. 
Công tác phòng, chống dịch bệnh khác: tiếp tục được kiểm soát, không để dịch lớn xảy ra; Trong tháng xẩy ra 01 ổ dịch sốt xuất huyết tại xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng ghi nhận 29 ca mắc (đã được xử lý,giám sát theo quy định của  Bộ Y tế; trong tháng (tính từ ngày 01/08/2023 - 31/08/2023) có 7 bệnh có số mắc tăng; 04 bệnh có số mắc giảm so với cùng kỳ. Cộng dồn 9 tháng: Có 9 bệnh có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 , 07 bệnh có số mắc giảm hoặc tương đương so với cùng kỳ.
9.2. Công tác khám chữa bệnh
Các đơn vị khám, chữa bệnh đảm bảo trực 24/24 giờ. Kết quả trong tháng khám được 124.597 lượt, điều trị nội trú bệnh viện và lưu trú tại trạm y tế xã 12.295 lượt, điều trị ngoại trú 8.546 lượt. Cộng dồn 9 tháng: khám bệnh 1.017.044 lượt đạt 70,46% kế hoạch năm; điều trị nội trú bệnh viện và lưu trú tại trạm y tế xã 104.164 lượt đạt 67,93% kế hoạch năm; điều trị ngoại trú 94.683 đạt 156,55% kế hoạch năm.
Khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa ngoài công lập: Trong tháng khám được 33.699 lượt, trong đó khám bảo hiểm y tế 26.091; Chuyển viện 923 lượt; khám sức khỏe 3.057 lượt (trong đó, khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT: 1.446  lượt, khám sức khỏe lái xe: 1.611 lượt). Cộng dồn 9 tháng khám được 236.200 lượt, trong đó khám bảo hiểm y tế 195.324 lượt; Chuyển viện 7.945 lượt; khám sức khỏe 18.733 lượt (trong đó, khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT: 7.295, khám sức khỏe lái xe: 11.438).
10. Hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch5
Thực hiện tốt tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền các nhiệm vụ chínhtrị, các sự kiện kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước; tổ chức biểu diễn tuyên truyền lưu động được 53/70 buổi. Biên tập được 30 bài tuyên truyền nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước gửi cơ sở nghiên cứu, phổ biến tuyên truyền phổ biến rộng rãi tại cơ sở; thực hiện trên 45 lượt tuyên truyền bằng xe tuyên truyền lưu động trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Tham gia Hội thi tuyên truyền Lưu động “Biển và Hải đảo Việt Nam” tại Thành Phố Hải Phòng, đạt 02 Huy chương Vàng; 03 Huy chương Bạc.
Hoàn thành thẩm định nghệ thuật Dự án Khối biểu tượng nghệ thuật tại Vườn hoa 17-10; thực hiện công tác trang trí tuyên truyền cổ động trực quan trên đường phố, treo pa nô, băng rôn, khẩu hiệu, cờ phướn; Giới thiệu quảng bá chương trình tại khu vực diễn ra các hoạt động Lễ hội hoa Đào và Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Lạng Sơn Xứ Lạng năm 2023, chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (15/6/1933 - 15/6/2023)...; 
Tổ chức được 11 chương trình văn nghệ quần chúng tham gia biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh. Thành lập Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Lạng Sơn tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ca khúc cách mạng năm 2023 tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Thực hiện và hoàn thành xây dựng được 10/10 mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện, thành phố (Dự án số 6, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030).
Về văn hóa dân tộc: tiến hành khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình văn hóa truyền thống Bảo tồn nghề thêu, dệt thổ cẩm dân tộc Nùng phàn Slình (Nùng Cúm Cọt) trên địa bàn huyện Cao Lộc. Tổ chức triển khai xây dựng 03 mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hữu Lũng, Tràng Định và Văn Quan; tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống Xứ Lạng; Câu lạc bộ Trang phục truyền thống Xứ Lạng trực thuộc Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật.
Về thư viện: Phục vụ bạn đọc tại chỗ 19.900 lượt độc giả, thực hiện luân chuyển sách 59.700 lượt lượt, phục vụ phòng đa phương tiện 760 lượt, tại điểm luân chuyển thực hiện 90.810 lượt độc giả, luân chuyển chuyển 184.130 lượt lượt sách, báo luân chuyển.Tiếp nhận và xử lý nghiệp vụ sách từ nguồn biếu tặng: 565 tên sách; 1.814 bản sách; Trị giá: 195.184.000 đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng số lượt độc giả truy cập trang Web Thuvienlangson.vn: 69.299 lượt.Tổ chức cuộc thi “Đại Sứ Văn hóa đọc” tỉnh Lạng Sơn năm 2023 theo Kế hoạch số 93/KHSVHTTDL ngày 29/4/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Về đào tạo, bồi dưỡng đối với các tài năng văn hóa nghệ thuật: tổ chức 04 lớp năng khiếu hè với các loại hình: múa, đàn organ, khiêu vũ, hát then đàn tính, với tổng số 65 học sinh.
Về nghệ thuật biểu diễn: thực hiện biểu diễn được 80/110 chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các Sở, ban, ngành và vùng sâu, vùng xa (đạt 73% Kế hoạch giao). Trong đó: 10 buổi phục vụ nhiệm vụ chính trị; 45 buổi phục vụ các Sở, ban, ngành; 25 buổi biểu diễn phục vụ cơ sở (có 12 buổi phục vụ các xã vùng 3). Ước tính số lượt người xem khoảng gần 180.000 lượt người.
Về văn học: tham gia Hội báo Xuân năm 2023; Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 55 năm ngày thnh lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn (02/3/1968-02/3/2023). Tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXI Nguyên Tiêu năm Quý Mão2023 với chủ đề “Nhịp điệu mới – Xứ  Lạng vào xuân”.Biên tập, xuất bản và phát hành 05 số Tạp chí Văn học Nghệ thuật Xứ Lạng theo từng chủ đề và đảm bảo nội dung, nghệ thuật.
Về điện ảnh: thực hiện 1.247 buổi chiếu. Trong đó: xã 195 lượt, thôn: 1.079 lượt; Nội dung tuyên truyền, thu hút khoảng trên 106.000 lượt người nghe, xem. Tính đến thời điểm hiện tại các đội chiếu bóng lưu động đã chiếu được 1.247/1.670  buổi chiếu, đạt 75% kế hoạch năm 2023
Về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm: thực hiện 04/03 cuộc triển lãm chuyên đề tại Bảo tàng tỉnh và 07/03 cuộc triển lãm lưu động tại các huyện, thành phố. Trong 9 tháng phục vụ, đón tiếp 2.075 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập.
Về thể dục, thể thao: tổ chức Đoàn đại biểu và các VĐV tham dự “Cuộc đua xe đạp Việt – Trung” tại Thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc; thành lập Đoàn vận động viên tỉnh Lạng Sơn tham gia giải Quần vợt Cúp Tân Trào mở rộng năm 2023 tại tỉnh Tuyên Quang; cử đoàn vận động viên tham gia 18 giải toàn quốc, gồm các môn: Wushu, KickBoxing, Cử tạ (Thanh thiếu niên), JuJitsu, Muay, Kéo co - Đẩy gậy, Teakwondo. Kết quả đạt 78 huy chương các loại (21 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 44 huy chương đồng) có 09 VĐV đạt Kiện tướng quốc gia; thành lập đội bóng đá U10 và U11 Lạng Sơn tham gia “Giải bóng đá trẻ quốc tế Cúp Nam Thanh” thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc; tổ chức Đoàn đại biểu tham dự “giải Bóng đá trẻ quốc tế Cúp Nam Thanh” tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc; hỗ trợ tổ chức giao hữu Bóng chuyền hơi giữa đội bóng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Việt Nam và đội bóng Trạm Kiểm soát Xuất nhập cảnh Hữu Nghị Quan, Trung Quốc; thành lập Đoàn đại biểu và các vận động viên tham dự “Cuộc đua xe đạp Việt - Trung” tại Thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc; tổ chức Đoàn tham dự “Cuộc thi giao hữu Bóng đá Việt - Trung” ngày 20/6/2023 và “Cuộc thi giao hữu Cờ tướng Việt - Trung” tại Thị Bằng Tường, Quảng Tây, 
Trung Quốc.
Tổng lượng khách du lịch 9 tháng năm ước đạt 3.464.457 lượt khách, tăng 12,6% so với cùng kỳ, đạt 92,1% so với kế hoạch năm 2023. Trong đó, khách quốc tế 25.264 lượt khách, tăng 29,9% so với cùng kỳ, đạt 12,6% so với kế hoạch năm 2023; khách trong nước đạt 3.439.193 lượt khách, tăng 12,5% so với cùng kỳ, đạt 96,6% so với kế hoạch năm 2023. Thực hiện tốt công tác cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du lịch và các văn bản chứng nhận về hoạt động du lịch. Kết quả, đã cấp đổi, cấp mới 06 thẻ hướng dẫn viên  du lịch quốc tế, nội địa cho công dân. Hướng dẫn 03 doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục trình hồ sơ lên Tổng cục Du lịch cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
11. Giáo dục  
Tổ chức các lớp bồi dưỡng hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho giáo viên các trường Phổ thông dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú. Tiếp tục rà soát đánh giá thực trạng quy mô, tình trạng sử dụng nhà vệ sinh trong trường học đảm bảo tuân thủ theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành theo Chỉ thị số 26/CT-TTg.
Tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ đầu năm học 2023-2024; Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 và Tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024. Tổ chức hội thi tuyên truyền viên công tác xóa mù chữ giỏi năm 2023. Tổ chức Kỳ thi chọn đội tuyển vòng 1 của tỉnh tham dự kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 trung học phổ thông năm học 2023-2024. Phát động cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường” năm 2023 và tập huấn, triển khai mô  hình “Cổng trường An toàn giao thông”. Tham dự Hội nghị triển khai và tập huấn công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học và thực hiện quyền trẻ em do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức.
12. Trật tự - An toàn giao thông
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Triển khai công tác quốc phòng địa phương; giáo dục quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng và an ninh theo kế hoạch. Trong tháng xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông, làm chết 08 người, bị thương 07 người; lũy kế từ đầu năm 2023 xảy ra 52 vụ, làm chết 43 người, bị thương 25 người.
13. Môi trường    
Trong tháng 9, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không có vi phạm môi trường được phát hiện và xử lý. So với tháng 8/2023 và tháng 9 năm 2022 giảm 02 vụ, giảm 27 triệu đồng tiền xử phạt. Lũy kế từ đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phát hiện và xử lý 03 vụ, xử phạt 187 triệu đồng. 
14. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng 9 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có xảy ra mưa lớn, làm ảnh hưởng 01 ngôi nhà do sạt lở tà luy làm đổ tường nhà. Diện tích lúa bị ảnh hưởng 23,0 ha; diện tích hoa màu ảnh hưởng 8,0 ha. Ước giá trị thiệt hại 235 triệu đồng. So với cùng kỳ giảm 02 vụ. Giảm 7.655,4 triệu đồng giá trị thiệt hại. Lũy kế từ đầu năm 2023, giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ước 7.154,0 triệu đồng.


[1] Nguồn: Sở Tài chính
[2] Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn
[3] Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
[4] Nguồn: Sở Y tế.
[5] Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.

 

Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây