Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/11/2021và được Chủ tịch nước công bố theo Lệnh công bố số 03/2021/L-CTN ngày 25/11/202, có hiệu thi hành từ ngày 1/1/2022.
Sáng ngày 16/12/2021, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tham dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự trực tiếp Hội nghị có Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương; Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục. Cùng tham dự Hội nghị tại các điểm cầu trực tuyến có lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục, các tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện các các Bộ, ngành; các tổ chức quốc tế; lãnh đạo 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Luật Thống kê số 89/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Sau 5 năm triển khai, Luật đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Thống kê phải bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phản ánh tình hình mới, bối cảnh mới phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Dự kiến ngày 13/11 tới đây, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục, danh mục chi tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê sẽ được trình Quốc hội biểu quyết thông qua. Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo đảm việc thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, phản ánh kịp thời bối cảnh mới của đất nước giai đoạn 2021-2030.
Việc thông qua dự án Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, luôn là một trong những chỉ tiêu “nóng”. Nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, đặc biệt là thông tin về GDP và GRDP luôn thường xuyên, liên tục và ở mức độ cao nhất. Vậy hiện nay, các chỉ tiêu này được biên soạn như thế nào? Vì sao cơ quan quản lý nhà nước về thống kê lại đề suất bổ sung quy trình biên soạn số liệu GDP và GRDP?
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê nhằm mục tiêu cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình KT-XH của đất nước giai đoạn 2021-2030; giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô. Đồng thời, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để thu thập các chỉ tiêu thống kê quốc gia và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực.
Danh mục Chỉ tiêu thống kê quốc gia là nội dung quan trọng của Luật Thống kê. Sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực, cũng còn những hạn chế và đứng trước những yêu cầu mới; danh mục này phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Tổng cục Thống kê cho biết việc sửa đổi, bổ sung nhằm thống nhất danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia liên quan đến các nhóm chỉ tiêu: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; nông nghiệp; kinh tế số...