Hướng dẫn thực hiện quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí “Thu nhập” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí thu nhập năm 2023

Thứ ba - 16/05/2023 06:27
Căn cứ Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 18/01/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023; Kế hoạch số 60/KH-CTK ngày 16/02/2023 của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn thực hiện tiêu chí “Thu nhập” thuộc Chương trình trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023; Kế hoạch số 162/KH-CTK ngày 10/4/2023 của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn về việc hướng dẫn thực hiện quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí “Thu nhập” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Trong các ngày từ 20/4/2023 đến 12/5/2023, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức 10 lớp Hướng dẫn thực hiện quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí “Thu nhập” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí “Thu nhập” năm 2023. Tổng số đại biểu tham dự 356 người, gồm có Lãnh đạo Cục Thống kê; thành viên Tổ Thường trực chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Cục Thống kê; Lãnh đạo, công chức Chi cục Thống kê các huyện, thành phố, khu vực; Lãnh đạo UBND, công chức Văn phòng - Thống kê và Trưởng thôn các xã trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2023 của tỉnh (10 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023, 05 xã nông thôn mới nâng cao, 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 10 xã đặc biệt khó khăn).
 
Ông Trần Lê Tuân, Cục trưởng, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn
phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tại các lớp tập huấn, Tổ Thường trực xây dựng nông thôn mới Cục Thống kê tỉnh (viết tắt là Tổ Thường trực) trực tiếp hướng dẫn quy trình thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí “Thu nhập” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-BKHĐT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ). Lãnh đạo UBND cấp xã lựa chọn thực hiện 01 trong 02 phương pháp (điều tra toàn bộ hoặc điều tra chọn mẫu) cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Nội dung thông tin thu thập bao gồm nhân khẩu thực tế thường trú và thu nhập của hộ. Thông tin về thu nhập có 07 mục: Thu nhập từ tiền lương, tiền công; Thu nhập từ trồng trọt; Thu nhập từ chăn nuôi; Thu nhập từ lâm nghiệp; Thu nhập từ thủy sản; Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; Thu nhập khác. Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách cộng tổng thu nhập của toàn bộ các thôn trong xã chia cho tổng số nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn xã.

Các đại biểu đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trong việc tham dự đầy đủ, đúng thời gian, tích cực thảo luận, trao đổi nhằm làm rõ hơn nội dung, phạm vi thông tin cần thu thập; kinh nghiệm phỏng vấn, khai thác thông tin và cách tính toán tiêu chí “Thu nhập”. Tổ Thường trực tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu, đồng thời nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa của việc tính toán tiêu chí “Thu nhập” trong xây dựng nông thôn mới; giải đáp tại chỗ những ý kiến thắc mắc, còn chưa rõ về nghiệp vụ; chỉ ra những lỗi thường gặp trong quá trình thu thập, tính toán các chỉ tiêu; hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn, thu thập thông tin nhằm khai thác triệt để, tránh bỏ xót nguồn thu của hộ.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, để tính đúng, tính đủ thu nhập đòi hỏi nhân lực tham gia thực hiện phải có tinh thần, trách nhiệm cao, vì đây là tiêu chí khó và nhạy cảm trong khâu thu thập thông tin. Do đó, công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát của Tổ Thường trực, của Chi cục Thống kê cấp huyện và của UBND các xã đối với người thu thập thông tin là rất quan trọng, cần phải thực hiện theo đúng quy định. Công tác thu thập, tổng hợp và tính toán tiêu chí “Thu nhập” trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới phải được thực hiện theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Thống kê quy định thống nhất và đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện; đảm bảo độ tin cậy, phản ánh xác thực thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn xã; kết quả tính toán không xung đột với các kết quả khác do ngành Thống kê thực hiện và công bố./.

Một số hình ảnh liên quan:

 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng, Phòng Thu thập Thông tin thống kê

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây