Chi cục Thống kê huyện Bình Gia đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-CCTK ngày 24/5/2024 thực hiện Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, và Kế hoạch số 58/KH-CCTK ngày 06/6/2024 về kiểm tra, giám sát Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024;
Tổng số địa bàn điều tra của huyện Bình Gia là 51 địa bàn thuộc 19 xã, thị trấn (trong đó, thị trấn Bình Gia là 09 địa bàn).
Trong thời gian từ ngày 6/6/2024, giám sát viên của huyện đã tiến hành kiểm tra, giám sát việc thu thập thông tin lập bảng kê tại xã Mông Ân, xã Quý Hòa.
Điều tra viên thực hiện phỏng vấn lập bảng kê hộ tại nhà ông Hoàng Văn Cát,
thôn Cốc Mặn, xã Mông Ân, huyện Bình Gia
Công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn, các lỗi mang tính hệ thống và các sai sót khác gặp phải trong việc tổ chức thực hiện điều tra tại địa bàn; giúp cho tổ trưởng, điều tra viên có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời và là cơ sở để chọn và tính quyền số suy rộng của cuộc điều tra.
Qua kiểm tra, giám sát giúp điều tra viên nhận biết rõ ràng phạm vi địa bàn điều tra và số hộ phải phỏng vẫn trong thời gian thu thập thông tin, nhân khẩu thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ, đúng với Phương án điều tra.
Kiểm tra, giám sát giúp điều tra viên nắm bắt được thông tin ban đầu hộ dân cư của các địa bàn điều tra và giúp cho cuộc điều tra diễn ra thuận lợi hiệu quả, tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót địa bàn điều tra. Kết quả kiểm tra, giám sát tại thôn Cốc Mặn xã Mông Ân kiểm tra 04 hộ, Thôn Khuổi Ngành xã Quý Hòa 03 hộ cho thấy điều tra viên đã nắm được quy trình thu thập thông tin đúng với phương án điều tra.
Điều tra viên thực hiện phỏng vấn lập bảng kê hộ tại nhà ông Lộc Văn Đạo,
thôn Khuổi Ngành, xã Quý Hòa, huyện Bình Gia
Việc thực hiện tốt công tác thu thập thông tin Điều tra DTTS này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, góp phần thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác dân tộc, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác dân tộc.