Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm bản lề trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 với một số thuận lợi cơ bản như: Dịch bệnh đã được kiểm soát tốt; hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi hơn; sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi,... Bên cạnh đó, tỉnh cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: Tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội của Việt Nam; sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn về vốn, thị trường, các ngành sản xuất tuy đã phục hồi nhưng còn chậm; những khó khăn, điểm nghẽn của nền kinh tế, sự thiếu đồng bộ giữa một số cơ chế, chính sách,... đã tác động đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh uỷ, sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của UBND tỉnh, các sở, ngành, các huyện, thành phố nắm chắc tình hình, yêu cầu thực tiễn, có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra.
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi đà tăng trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn1 (GRDP) ước đạt 25.644 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 7,0% (mục tiêu từ 7 - 7,5%), trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,55%, đóng góp 1,64 điểm phần trăm vào mức tăng chung; công nghiệp - xây dựng tăng 8,18%, đóng góp 2,0 điểm phần trăm vào mức tăng chung; dịch vụ tăng 6,77%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,39% đóng góp 0,24 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Các chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 tiếp tục phát huy hiệu quả; tổ chức rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được thực hiện đúng quy định mới ban hành, các sản phẩm sau khi được công nhận đã đem lại những chuyển biến tích cực về giá trị sản phẩm, quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu, đã công nhận mới 26 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm được chứng nhận OCOP lên 110 sản phẩm.
Khu vực công nghiệp - xây dựng: Sản xuất công nghiệp cơ bản ổn định, tiếp tục phục hồi, tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước tăng 7,68% so với cùng kỳ. Sản lượng 9/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Công tác thẩm định, thành lập các cụm công nghiệp đạt hiệu quả cao, đến nay đã có 06 cụm công nghiệp được thành lập, quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn được nhà đầu tư, đủ điều kiện triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; đang thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư cụm công nghiệp Na Dương 1, Na Dương 3; hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Minh Sơn, cụm công nghiệp phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ. Hoàn thành, đưa vào vận hành dự án thủy điện Bản Lải, thủy điện Bản Nhùng; tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
1.2. Cơ cấu kinh tế
Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 48.239 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,74%, công nghiệp - xây dựng 23,58%, dịch vụ 47,44%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,24%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 59,75 triệu đồng, tương đương 2.542 USD.
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Tài chính2
- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
Năm 2023, kinh tế tiếp tục phục hồi, nhiều ngành, lĩnh vực đã dần ổn định, tăng trưởng so với năm 2022. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất đã tác động đến thu nội địa. Thu tiền sử dụng đất cấp tỉnh đạt thấp do ảnh hưởng thị trường bất động sản trầm lắng, một số khu đất bán đấu giá nhưng không có khách hàng tham gia, vướng mắc trình tự, thủ tục giao đất cho nhà đầu tư đối với một số dự án dự kiến thu tiền sử dụng đất năm 2023. Tình hình xuất nhập khẩu qua địa bàn diễn ra thuận lợi, thông suốt, kết quả thu từ hoạt động xuất nhập khẩu mặc dù chưa đạt tiến độ dự toán giao, nhưng đã tăng so với cùng kỳ, phản ánh hiệu quả của các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Trung ương và của tỉnh.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện năm 2023 đạt 7.700 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ, trong đó: Thu nội địa ước đạt 2.580,0 tỷ đồng, giảm 10,8% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện đạt 5.100,0 tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ; các khoản huy động, đóng góp thực hiện được 16,9 tỷ đồng, tăng 248,8% so với cùng kỳ.
- Chi ngân sách địa phương
Chi ngân sách nhà nước được điều hành chủ động, linh hoạt, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm; đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách do tỉnh ban hành. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thẩm tra quyết toán các dự án khi đã đủ hồ sơ, trình phê duyệt quyết toán đảm bảo đúng thời gian quy định. Trên cơ sở dự toán đã được cân đối từ đầu năm, trong quá trình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm được quan tâm bố trí vốn hợp lý; công tác giải ngân, thanh toán các nguồn vốn, tạm ứng theo hợp đồng được khẩn trương, kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, chính sách, đơn giá, định mức theo quy định hiện hành. Công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được quan tâm, đẩy mạnh, đảm bảo đúng quy trình, quy định. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được thực hiện nghiêm túc, theo đúng đơn giá, định mức, chế độ.
Dự ước tổng chi ngân sách địa phương là 15.736 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ, trong đó: Chi cân đối ngân sách địa phương là 10.738, 7 tỷ đồng, tăng 17,2% so cùng kỳ; Chi các chương trình mục tiêu và một số nhiệm vụ khác 2.576,4 tỷ đồng tăng 41,1% so với cùng kỳ.
2.2. Ngân hàng3
Tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tích cực, đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh; tăng cường huy động vốn để đáp ứng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; quan tâm đầu tư tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên; chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật về lãi suất, quản lý ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu; thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông. Hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh ổn định và an toàn, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 tổng huy động vốn ước đạt 42.580 tỷ đồng, tăng 14,7% so với 31/12/2022.
Các ngân hàng chủ động rà soát, nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng, triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và địa phương theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022, Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 của Chính phủ, Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn; thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước. Dư nợ tín dụng ước đạt 42.550 tỷ đồng, tăng 8,0% so với 31/12/2022.
3. Chỉ số giá tiêu dùng
3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung toàn tỉnh tháng 12/2023
* So với tháng trước: CPI tháng 12/2023 tăng 0,32% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,45%; khu vực nông thôn tăng 0,25%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, có 7 nhóm hàng tăng giá; 4 nhóm hàng giảm giá. Trong đó tăng ở một số nhóm mặt hàng chủ yếu:
- Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,25%: Nhóm này tăng chủ yếu ở mặt hàng rượu, bia; rượu các loại (+0,57%), bia các loại (+0,38%).
- Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,22%, do thời tiết vào mùa đông, trời lạnh nhu cầu mua sắm quần áo ấm như: áo khoác, áo len, khăn, tất, giầy dép... tăng cao nên chỉ số nhóm này tăng cao hơn so với tháng trước như: quần áo may sẵn (+0,17%), khăn mặt, khăn quàng (+0,24%), bít tất (+0,89%) giầy dép (+0,31%).
- Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%. Diễn biến giá một số mặt hàng trong nhóm như sau: vật liệu bảo dưỡng nhà ở khác +0,16% (nhóm này luôn có biến động ở các mặt hàng sắt, thép, cát xây dựng, sơn tường...) nước sinh hoạt tháng này (+1,16%), điện sinh hoạt (+1,78%) Giá điện tăng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức bán lẻ điện từ ngày 9/11/2023 (theo QĐ 1416/QĐ-EVN ngày 8/11/2023 về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân) .
- Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 10,88% so với tháng trước. Nguyên nhân nhóm này tăng cao là do các cơ sở y tế áp dụng Thông tư 22/2023/TT- BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
- Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,04% so với tháng trước, tăng ở mặt hàng đồ trang sức (+2,49%); máy dùng điện cho chăm sóc cá nhân (+0,31%). Các mặt hàng khác trong nhóm nhìn chung ổn định.
- Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,04% chủ yếu tăng ở mặt hàng văn phòng phẩm.
- Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du tăng 0,01% so với tháng trước, tăng ở mặt hàng báo các loại (+1,84%); các nhóm dịch vụ văn hoá, thể thao khác giữ mức ổn định như: vật phẩm văn hoá, sách báo tạp chí các loại, dịch vụ văn hoá, dịch vụ thể thao...
- Chỉ số giá nhóm giao thông giảm 2,08% so với tháng trước do giá xăng, dầu bình quân trong tháng giảm. Giá xăng, dầu biến động tăng, giảm liên tục theo giá nhiên liệu thế giới và mức thuế bảo vệ môi trường. Trong tháng có 3 kỳ điều chỉnh, cụ thể: Kỳ điều chỉnh ngày 07/12: xăng RON 95 giảm 668 đồng/lít có mức 22.322 đồng/lít, xăng E5 RON 92 giảm 509 đồng/lít có mức 21.290 đồng/lít, dầu diesel giảm 475 đồng/lít có mức 19.721 đồng/lít, dầu hỏa giảm 194 đồng/lít có mức 20.922 đồng/lít, dầu mazut giảm 202 đồng/kg có mức là 15.527 đồng/kg. Kỳ điều chỉnh ngày 14/12: xăng E5 RON 92 giảm 778 đồng/lít có mức 20.512 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 917 đồng/lít có mức 21.405 đồng/lít, dầu diesel giảm 711 đồng/lít có mức 19.010 đồng/lít, dầu hoả giảm 958 đồng/lít có mức 19.964 đồng/lít, dầu mazut giảm 549 đồng/kg có mức 14.978 đồng/kg. Kỳ điều chỉnh ngày 21/12: xăng RON 95 giảm 493 đồng/lít có mức 20.707 đồng/lít, xăng E5 RON 92 giảm 371 đồng/lít có mức 19.975 đồng/lít, dầu diesel giảm 69 đồng/lít có mức 21.601 đồng/lít, dầu hoả giảm 65 đồng/lít có mức 21.831 đồng/lít. Dầu mazut giảm 153 đồng/kg có mức 12.863đồng/kg.
* So với cùng kỳ năm trước: CPI tháng 12/2023 tăng 1,20% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng có 10 nhóm tăng giá và 01 nhóm giảm giá. Trong 10 nhóm hàng tăng giá so với cùng kỳ: đồ uống và thuốc lá +1,83%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép +0,34%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dụng +1,39%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình +0,27%; nhóm thuốc và dụng cụ y tế +11,51%; nhóm giao thông +1,02%; nhóm giáo dục +0,86%; nhóm văn hoá, giải trí, du lịch +0,73%; hàng hoá và dịch vụ khác +3,14% ... trong các nhóm tăng này thì nhóm thuốc và dụng cụ y tế tăng cao nhất do các cơ sở y tế áp dụng Thông tư 22/2023/TT- BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
3.2. Chỉ số giá tiêu dùng quý IV năm 2023 so với cùng kỳ năm trước
Chỉ số giá tiêu dùng quý IV năm 2023 tăng 0,92%. Trong đó 10 nhóm tăng giá và 01 nhóm giảm giá, cụ thể:
Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ tăng 0,05%, trong đó: lương thực tăng 6,22%; thực phẩm giảm 0,81%; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,09%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,74%. Trong đó đồ uống không cồn tăng 4,48%; rượu các loại tăng 3,73%, bia các loại tăng 2,32%. Nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,54%. Trong đó may mặc khác tăng 2,5%, mũ nón tăng 2,34%, giầy dép tăng 5,04%...Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,7%. Trong đó nước sinh hoạt tăng 5,24%, dịch vụ về nước sinh hoạt tăng 23,17% tăng chủ yếu ở công thợ lắp đặt, sửa chữa nước). Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,48%, đây cũng là nhóm luôn có biến động vì các cửa hàng, trung tâm thương mại thường xuyên áp dụng chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng. Trong quý IV năm 2023, Bộ Y tế điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc do đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,12% so với quý cùng kỳ. Nhóm giao thông tăng 1,22%, trong đó phụ tùng khác của xe máy tăng 6,46%, sửa chữa xe máy tăng 4,96%, nhóm này luôn có biến động do ảnh hưởng của điều chỉnh giá xăng dầu. Nhóm giáo dục tăng 0,83%, trong đó: văn phòng phẩm tăng 2,44%,dịch vụ giáo dục tăng 0,31%. Nhóm văn hoá giải trí tăng 0,87%, chủ yếu tăng ở sách báo,tạp trí các loại tăng 1,08%. Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 3,15%, trong đó: đồ dùng cá nhân tăng 1,19%, dịch vụ pgục vụ cá nhân tăng 2,07%, lệ phí công chứng, bảo hiểm và dịch vụ khác tăng 10,88% ( BHYT +19,82%, dịch vụ hành chính pháp lý tăng 28,2%). Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,38% so với cùng kỳ năm trước.
3.3. Bình quân 12 tháng năm 2023
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2023 tăng 1,69% so với cùng kỳ năm trước (khu vực thành thị +1,48%; khu vực nông thôn +1,81%), gồm 9 nhóm tăng giá và 02 nhóm giảm giá. Nguyên nhân chính tác động tăng chỉ số giá năm 2023 là do đời sống dân cư được cải thiện, các hoạt động văn hoá, giải trí, thể thao hoạt động bình thường trở lại dẫn đến nhu cầu tiêu dùng trong dân cư tăng; cùng với đó trong năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện điều chỉnh mức bán lẻ điện (lần 1: từ ngày 4/5/2023 bình quân tăng 3%, lần 2: từ ngày 9/11 bình quân tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đó và Bộ y tế điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Giá cả một số nhóm hàng tăng như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,55% (lương thực +5,09%; thực phẩm +2,40%; ăn uống ngoài gia đình +1,71%); nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 2,67%; nhóm may mặc, mũ nón giầy dép tăng 2,36%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 1,67%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,50%; nhóm giáo dục tăng cao nhất 10,01%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 5,49%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 2,71%. Riêng 02 nhóm hàng gồm nhóm giao thông và nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm lần lượt -3,94% và -0,30% so với cùng kỳ.
3.4. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
- Chỉ số giá vàng: Tháng 12/2023, giá vàng trong nước tiếp tục biến động tăng, giảm theo giá vàng thế giới. Trên xu hướng giá vàng trong nước tăng cao trong thời gian vừa qua, giá vàng trên địa bàn tăng 3,61% so với tháng trước, tăng 9,61% so với cùng kỳ năm trước, tăng 55,22% so với giá gốc 2019. Bình quân 12 tháng tăng 3,95% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ: Trong tháng 12/2023, đồng đô la Mỹ so với tháng trước giảm 0,65% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 1,11% và so với năm gốc năm 2019 tăng 4,92%. Bình quân 12 tháng năm 2023 chỉ số giá đô la Mỹ tăng 4,23% so với bình quân cùng kỳ.
4. Đầu tư, xây dựng
Xác định việc triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, các chương trình MTQG, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023. Chính vì vậy ngay từ đầu năm, công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh có nhiều đổi mới, quyết liệt, bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh; các cấp, các ngành đã nỗ lực, cố gắng triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Kết quả thực hiện trong năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình, hạng mục công trình, như: Dự án Cổng cửa khẩu Tân Thanh; Đường Bản Giểng (nối từ dường Chi Ma - Tú Mịch sang Co Sa); Dự án Nhà kiểm soát liên hợp số 1 cửa khẩu Chi Ma; Dự án Nhà nghỉ nhà khách A1; Dự án Cầu Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn; Dự án Kè bảo vệ bờ sông Kỳ Cùng (giai đoạn III); Dự án Đường ô tô vào trung tâm các xã Vân An - Tân Liên thuộc huyện Chi Lăng, Cao Lộc; Dự án Di dân lập bản mới giáp biên Nà Khoang, xã Tam Gia, huyện Lộc Bình; Dự án Mở rộng NC Bãi xử lý rác thải Tân Lang; Dự án Đường giao thông Khu công nghiệp Đồng Bành (giai đoạn 2); Dự án Đường liên xã Hồng Phong - Quang Trung (Nà Nát - Pắc Giắm) huyện Bình Gia.
4.1. Tình hình vốn đầu tư thực hiện
Kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2023 tăng 8,53% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu do nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các dự án lớn được được cấp phép đang khẩn trương đầu tư xây dựng như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông với dự án Nhà máy chế biến hoa hồi Lạng Sơn ở huyện Văn Quan, tổng mức đầu tư 1.133,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Hữu nghị Phúc Khang với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà xưởng Phúc Khang thuộc khu phi Thuế quan tổng mức đầu tư 722,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Mặt trời Mẫu Sơn với dự án Quần thể khu sinh thái cáp treo Mẫu Sơn tổng mức đầu tư 3.499 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát với dự án Khu đô thị mới Mai Pha, thành phố Lạng Sơn tổng vốn đầu tư 3.380 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hoàng Dương với dự án Khu đô thị Phú Lộc I + II tổng mức đầu tư 877 tỷ đồng; Công ty Cổ phần may Diêm - Sài Gòn với dự án Khu đô thị phía Đông thị trấn Đồng Mỏ tổng mức đầu tư 1.554 tỷ đồng; Công ty liên doanh TNHH phát triển mới An Khánh với dự án khách sạn, sân golf Hoàng Đồng tổng mức đầu tư 1.057 tỷ đồng... Các dự án lớn triển khai sẽ mang lại cho tỉnh Lạng Sơn một tổ hợp công trình có chất lượng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội; các dự án cũng là bước cụ thể hóa chủ trương phát triển nhà ở tỉnh Lạng Sơn, tầm nhìn đến 2030 của tỉnh Lạng Sơn.
Dự ước vốn đầu tư thực hiện năm 2023 đạt 22.135,2 tỷ đồng, tăng 8,53% (+1.740,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Phân theo nguồn vốn: Vốn Nhà nước trên địa bàn ước đạt: 5.440 tỷ đồng, tăng 9,99% (+494,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Vốn ngoài Nhà nước 16.618,5 tỷ đồng, tăng 8,58% (+1.313,1 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 77 tỷ đồng. Trong tổng số vốn thực hiện phân theo khoản mục đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản cả năm 2023 ước đạt 18.436,4 tỷ đồng, chiếm 83,29%.
4.2. Tình hình triển khai các dự án đầu tư công trọng điểm
Công tác quản lý các dự án đầu tư công được tập trung thực hiện quyết liệt; các dự án trọng điểm được tập trung tổ chức thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực; các dự án chậm tiến độ chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, năng lực của Nhà đầu tư, thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn kéo dài. Đã khởi công 10/11 dự án khởi công mới năm 2023; các dự án chuyển tiếp cơ bản theo tiến độ, kế hoạch, tuy nhiên có 15/38 dự án chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục phê duyệt thiết kế chi tiết, điều chỉnh dự án.
- Dự án Cải tạo nâng cấp QL.4B (đoạn Km3+700 đến Km18): Năm 2023 tiếp tục tập trung thực hiện công tác GPMB tại địa bàn các huyện: Lộc Bình, Cao Lộc; địa bàn thành phố Lạng Sơn đã bàn giao 100% diện tích xây dựng; thi công đào, đắp nền đường, cống thoát nước các đoạn đã có mặt bằng thi công. Dự án hết thời gian bố trí vốn năm 2023, tuy nhiên công tác GPMB rất chậm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án, chưa đáp ứng theo yêu cầu, chưa bàn giao được 100% mặt bằng; khu tái định cư chưa hoàn thành, vẫn còn một số đoạn đã bàn giao mặt bằng nhưng chưa triển khai thi công được do còn vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được di chuyển; khu vực được bàn giao còn xen kẹp nhiều thửa đất chưa được bàn giao mặt bằng; ước thực hiện và giải ngân đến hết năm 2023: 788,2 tỷ đồng, đạt 79,6% kế hoạch vốn đã bố trí (trong đó: kế hoạch vốn năm 2023: 200 tỷ đồng, đạt 56% kế hoạch), dự kiến kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024.
- Dự án Khu tái định cư xã Hồ Sơn và xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng: Trong năm tập trung thực hiện công tác GPMB; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công (hạng mục san nền, kè suối và giao thông); bàn giao mặt bằng đạt khoảng 86% tổng diện tích dự án, thi công các hạng mục san nền, móng kè suối. Ước giải ngân đến hết năm 2023 đạt 71,8 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn đã bố trí.
- Dự án Đường giao thông kết nối Quốc lộ 4B đến Quốc lộ 18: Dự án đã khởi công trong tháng 6/2023 và triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ quy định, trong năm tập trung đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công hạng mục nền đường, cầu, cống thoát nước. Ước giải ngân đến hết năm 2023: 100,25 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn đã bố trí.
- Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường tránh ĐT.226 (đoạn qua thị trấn Bình Gia, Văn Mịch) và Khu tái định cư, dân cư thị trấn Bình Gia: Dự án đã khởi công trong tháng 9/2023 và triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định, tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua thị trấn Bình Gia đang vướng mắc, còn nhiều hộ gia đình chưa đồng ý cho kiểm đếm. Ước giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 đạt 45 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch vốn đã bố trí.
- Dự án Nâng cấp đoạn Km18 - Km80, Quốc lộ 4B (sử dụng vốn NSTW thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Giao thông vận tải quản lý): trong năm 2023 đã hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu (LCNT) gói thầu Tư vấn khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công; Bộ Giao thông vận tải đã thông báo giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 để triển khai thực hiện; dự kiến khởi công trong tháng 12/2023.
5. Tình hình doanh nghiệp
Từ đầu năm đến hết tháng 11/2023, có 657 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 48,64% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 5.853,1 tỷ đồng tăng 21,19% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động 357 doanh nghiệp tăng 31,73%, doanh nghiệp thông báo giải thể 131 doanh nghiệp giảm 23,66% so với cùng kỳ.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên tổng số 33 doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo hỏi về xu hướng kinh doanh. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý IV/2023 so với quý trước: 18,18% doanh nghiệp đánh giá tốt lên; 48,48% doanh nghiệp giữ ổn định; 33,33% số doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Trong đó, khu vực FDI 80% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất giữ ổn định, 20% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 21,43% đánh giá tốt lên và 42,86% giữ ổn định, 35,71% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn quý trước. Chia theo ngành kinh tế: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất phương tiện vận tải khác là 02 ngành doanh nghiệp đánh giá tốt lên, tiếp đến là in, sao chép bản ghi các loại với 50% đánh giá tốt lên; các ngành sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất kim loại 100% đánh giá giữ ổn định, tiếp đến là Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 66,67% và sản xuất đồ uống 50% đánh giá giữ ổn định; một số ngành đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn như chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, công nghiệp chế biến, chế tạo khác.
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong quý IV/2023 so với quý trước, có 9,8% doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh tốt lên hơn 36,5% doanh nghiệp giữ ổn định và 53,7% doanh nghiệp gặp khó khăn hơn (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước). Về chi phí nguyên, vật liệu có 63,4% doanh nghiệp đánh giá là tăng, 9,8% doanh nghiệp đánh giá là giảm và 26,8% doanh nghiệp đánh giá là không đổi; về chi phí nhân công có 61% doanh nghiệp đánh giá là tăng, 26,8% doanh nghiệp đánh giá là giảm và 12,2% doanh nghiệp đánh giá là không đổi; về số lao động thường xuyên có 7,3% doanh nghiệp đánh giá là tăng; 4,9% doanh nghiệp đánh giá là giảm và 87,8% doanh nghiệp đánh giá là không đổi; về số lao động thời vụ có 29,3% doanh nghiệp đánh giá là tăng, 12,2% doanh nghiệp đánh giá là giảm và 58,5% doanh nghiệp đánh giá là không đổi.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Năm 2023, công tác chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục được các cấp uỷ, chính quyền, chú trọng quan tâm, chỉ đạo sát sao. Công tác gieo trồng, chăm sóc cây hằng năm tiếp tục được phát huy, đảm bảo nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục duy trì chăm sóc, phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng tại các vùng trồng cây lâu năm tập trung như: Vùng trồng na tại Hữu Lũng, Chi Lăng; vùng quýt tại Bắc Sơn, Tràng Định, Bình Gia; vùng hồng không hạt tập trung tại huyện Văn Lãng, Cao Lộc; đối với cây dược liệu lâu năm, cây hồi tiếp tục là cây trồng chủ lực trong phát triển cây dược liệu, diện tích trồng tập trung ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Cao Lộc, Chi Lăng... Điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, nguồn nước đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, các địa phương đã chủ động để gieo trồng phù hợp với từng loại cây và mùa vụ, thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh kịp thời. Hệ thống các công trình thuỷ lợi thường xuyên được quan tâm, kịp thời sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo tích trữ nước trong các hồ đập sẵn sàng phục vụ nước tưới cho sản xuất. Vật tư nông nghiệp, giống cây trồng và phân bón cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất của người nông dân. Công tác bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thật: công tác dự báo, điều tra phát hiện dịch hại trên cây trồng đã được cơ quan chuyên môn thực hiện thường xuyên, theo dõi sát diễn biến tình hình, dự báo chính xác, kịp thời khuyến cáo người dân biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây trồng ít ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và không gây thành dịch trên địa bàn. Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai; các cấp, các ngành vận động, hướng dẫn nhân dân tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất lâm nghiệp; chính quyền địa phương, các chủ rừng và nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Hoạt động khai thác thuỷ sản được duy trì, phong trào nuôi cá ao, hồ, nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, từng bước khắc phục hậu quả sau thiên tai, khôi phục sản xuất.
6.1. Nông nghiệp
6.1.1. Cây hằng năm
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm toàn tỉnh thực hiện được 92.612,7 ha, giảm 0,24% so với cùng kỳ năm trước.
Cây lúa diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được 47.847,94 ha, giảm 0,58%; sản lượng đạt 214.724,5 tấn, tăng 0,59%. Diện tích lúa vụ Đông Xuân gieo trồng được 15.435,48 ha, giảm 1,04% , do đầu năm thời tiết khô hạn, trong thời vụ gieo trồng vụ Đông Xuân nhuận hai tháng Hai, lượng mưa ít, ảnh hưởng đến công tác làm đất gieo trồng. Năng suất lúa đạt 51,13 tạ/ha, giảm 0,95%, sản lượng lúa đạt 78.919,09 tấn, giảm 1,98% so với cùng kỳ do phát sinh sâu cuốn lá nhỏ xảy ra trên diện rộng và bệnh khô vằn lúa. Diện tích gieo trồng vụ Mùa được 32.412,46 ha, giảm 0,36%; năng suất lúa ước đạt 41,9 tạ/ha, tăng 2,52%; Sản lượng lúa đạt 135.805,41 tấn, tăng 2,15% so với cùng kỳ năm trước, trong quá trình sản xuất người dân đã chú trọng đầu tư, chăm sóc, sử dụng các loại phân bón chất lượng cao và phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên năng suất, sản lượng cây lúa tăng.
Cây ngô diện tích gieo trồng được 19.929,56 ha, tăng 3,87%; năng suất đạt 50,69 tạ/ha; sản lượng đạt 101.031,5 tấn, tăng 5,05% so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng ngô tăng do người dân chuyển một phần diện tích trồng thạch đen sang trồng ngô; ngoài ra, bổ sung gieo trồng các giống ngô lai, giống mới, cho năng suất, sản lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất chăn nuôi.
Cây mía: Diện tích gieo trồng thực hiện 159,53 ha, giảm 13,37% so với cùng kỳ, diện tích giảm do sản phẩm mía sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp và bán lẻ trên thị trường, nguồn cung mía từ các tỉnh dồi dào, giá thành cạnh tranh so với mía địa phương; một phần diện tích chuyển đổi để làm đường (huyện Cao Lộc) khiến diện tích giảm, người dân không mở rộng diện tích gieo trồng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, trên nền diện tích dụng kỹ thuật chăm bón tốt, năng suất ước đạt 390,12 tạ/ha, tăng 9,55%. Sản lượng đạt 6.223,66 tấn, giảm 5,10% so với cùng kỳ.
Cây thuốc lá diện tích gieo trồng thực hiện được 2.574,9 ha, tăng 14,03%. Thuốc lá được trồng chủ yếu ở các huyện: Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng; năng suất đạt 22,91 tạ/ha, tăng 11,12%; điều kiện thời tiết thuận lợi nên sản lượng đạt 5.897,87 tấn, tăng 26,71%.
Cây rau, đâu các loại các loại: Diện tích rau các loại được gieo trồng đáp ứng theo nhu cầu tiêu dùng của người dân. Diện tích gieo trồng rau các loại thực hiện được 8.748,39 ha, tăng 1,33% ; năng suất đạt 130,55 tạ/ha, tăng 4,49%; sản lượng đạt 114.210,55 tấn, tăng 5,88%. Diện tích gieo trồng đậu các loại thực hiện được 878,57 ha, giảm 4,63% ; năng suất đạt 13 tạ/ha, tăng 3,44%; sản lượng đạt 1.141,79 tấn, giảm 1,35%
6.1.2. Cây lâu năm
Ước tính diện tích cây lâu năm sơ bộ năm 2023 là 52.184,66 ha, tăng 3,48% so với cùng kỳ. Trong đó diện tích cây ăn quả là 16.827,36 ha, chiếm 32,25% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 0,54% so với cùng kỳ; diện tích cây chè 436,15 ha, tăng 2,29% so với cùng kỳ năm trước; cây gia vị, dược liệu lâu năm có diện tích 33.983,12 ha, tăng 4,84% so với cùng kỳ năm trước. Cây lâu năm khác 659,018 ha, tăng 30,57% so với cùng kỳ năm trước.
Một số loại cây ăn quả chính: cây na được trồng chủ yếu ở huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng, sản lượng 38.991,69 tấn, tăng 9,66%, giá bán na năm nay duy trì ổn định bình quân từ 40.000-50.000 đ/kg; cây hồng được trồng nhiều ở các huyện: Văn Lãng, Cao Lộc, Chi Lăng, 11.059,7 tấn, tăng 4,35% so với cùng kỳ. Giống hồng chủ yếu được trồng là hồng Vành Khuyên và hồng Bảo Lâm do có giá trị kinh tế, năng suất và sản lượng cao, giá cả tương đối ổn định. Cây quýt sản lượng 4.994,7 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Cây quýt trồng nhiều ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Tràng Định. Cây bưởi sản lượng 8.251,96 tấn.
Diện tích chè 436,15 ha, tăng 2,29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích trồng chè búp là chủ yếu với 380,56 ha, giảm 0,92% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng 2.000,68 tấn, tăng 0,52%. Bên cạnh đó, đối với loại chè lấy lá diện tích hiện có năm 2023 đạt 55,59 ha, tăng 31,51% so với cùng kỳ.
Cây hồi có diện tích 33.479,01 ha, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng 15.696,89 tấn, tăng 8,17%. Các sản phẩm tạo ra từ hồi hữu cơ có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người sử dụng, được người tiêu dùng trong nước và thế giới rất ưa chuộng, đã giúp giá trị sản phẩm hồi tăng cao.
6.1.3. Chăn nuôi
Ước tổng đàn trâu đạt 66.964 con, giảm 0,55% so với cùng kỳ năm trước. Do nhu cầu sức kéo bằng gia súc được thay thế bằng máy nông nghiệp, các hộ nuôi chủ yếu là trâu để giết thịt.
Tổng đàn bò ước đạt 27.733 con, giảm 0,74% so với cùng kỳ, bò chủ yếu được nuôi để lấy thịt. Để hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế, một số chương trình đã được tổ chức và thực hiện có hiệu quả như dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã nông thôn mới và chương trình 30a hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các hộ gia đình (Đình Lập, Bình Gia), mô hình vỗ béo bò thịt chủ yếu ở các huyện Văn Quan, Tràng Định.
Ước tổng đàn lợn 186.547 con, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng đàn lợn thịt có 154,197 con, tăng 6,02% so với cùng kỳ năm trước. ttình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi có xu hướng trở lại và lây lan trên địa bàn. Dân số gia tăng, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ thịt trong dân cư tăng nên số con xuất chuồng và sản lượng xuất chuồng đều tăng so với cùng kỳ.
Ước tính tổng đàn gia cầm: 4.502,37 nghìn con, tăng 1,6% so với cùng năm trước. Hiện nay, nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô lớn đang được đầu tư phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm nguy cơ dịch bệnh.
6.2. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới năm 2023 thực hiện được 9,64 nghìn ha, bằng 87,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích rừng sản xuất trồng mới tập trung ước 9,52 nghìn ha. Hoạt động sản xuất ươm giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tiếp tục được các cơ sở và hộ dân phát huy sản xuất. Sản lượng cây giống phần lớn là cây keo, bạch đàn, sản xuất theo nhu cầu trồng rừng của người dân trong tỉnh và các tỉnh khác từ miền Trung và Tây Nguyên trở ra. Ươm giống cây lâm nghiệp năm 2023 ước thực hiện được 517,9 triệu cây, tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước, do ươm giống cây lâm nghiệp đem lại thu nhập cao cho các hộ sản xuất giống cây lâm nghiệp.
Sản lượng gỗ khai thác tăng so với cùng kỳ năm trước do hoạt động chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ gỗ tăng khá, nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ tăng. Sản lượng gỗ khai thác năm 2023 thực hiện 787,6 nghìn m3, tăng 1,53% so với cùng kỳ năm trước, do các yếu tố như: Rừng trồng ngày càng được các chủ rừng quan tâm đầu tư giống và chăm sóc tốt, cây rừng phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ trồng rừng, chủ yếu là gỗ nhóm 4, 5, 6, 7. Sản lượng gỗ khai thác tăng do trồng rừng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích rừng sản xuất ngày càng mở rộng; gỗ đến tuổi khai thác và đáp ứng nhu cầu từ hoạt động chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Sản lượng củi khai thác và tiêu thụ năm 2023 ước 628,5 nghìn ste, tăng 7,14% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng nhựa thông khai thác ước tính cả năm đạt 89.410 tấn, tăng 6,76% so với cùng kỳ năm trước.
6.3. Thủy sản
Phát huy thế mạnh mặt nước sẵn có, nuôi trồng thủy sản tăng về diện tích, năng suất, chất lượng thủy sản, sản phẩm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thay đổi phương thức sản xuất từ khai thác thủy sản tự nhiên sang nuôi trồng có đầu tư theo quy trình kỹ thuật, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, cải thiện đời sống người dân. Công tác cung ứng cá giống đảm bảo chất lượng cho người dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; triển khai, nhân rộng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tiếp tục thực hiện các dự án, mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản: Dự án mở rộng “Mô hình nuôi cá nheo Mỹ trong lồng bè trên sông và hồ chứa, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” giai đoạn 2021 - 2023 ở 3 huyện (Lộc Bình, Văn Quan và Hữu Lũng); mô hình nuôi cá lăng lồng quy mô 23 lồng (40 m3/lồng) với 01 hợp tác xã và 02 hộ dân tham gia tại xã Hùng Việt, huyện Tràng Định. Sản lượng thủy sản sơ bộ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 1.868 tấn, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản khai thác ước 307,7 tấn, tăng 5,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá khai thác là 195 tấn, tăng 2,46% so với cùng kỳ năm trước, do mực nước trên các sông, suối, lòng hồ ổn định. Tận dụng nguồn nước ở sông, suối, người dân tranh thủ lúc thời vụ nông nhàn để khai thác, vừa để cải thiện bữa ăn vừa để tăng thêm thu nhập. Người nuôi thủy sản áp dụng rộng rãi thức ăn công nghiệp và công tác phòng trừ dịch bệnh cho cá trong quá trình nuôi, cả năm 2023 sản lượng thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong năm ước 1.560,2 tấn, tăng 3,79%. Trong đó, sản lượng cá nuôi là 1.550,1 tấn, tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng do điều kiện thời tiết trong năm thuận lợi, không bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh trên thủy sản không có phát sinh, mô hình nuôi cá lồng phát triển đã tận dụng, khai thác tối đa diện tích mặt nước đối với các loài cá truyền thống và các loài cá khác.
7. Sản xuất công nghiệp
Năm 2023, trong bối cảnh nhiều khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ những tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước; nhờ những nỗ lực kịp thời của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh để thúc đẩy sản xuất, phục hồi nền kinh tế trong nước. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và giữ được tốc độ tăng trưởng theo hoạch định; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng.
7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 12/2023
7.1.1. So với tháng trước
So với tháng trước IIP tháng 12 tăng 10,03% (chủ yếu tăng ở ngành Khai khoáng 11,60%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 30,23%), do các đơn vị sản xuất tăng công suất, hoàn thành các đơn hàng đã ký kết trong năm.
Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 11,60%, trong đó: than tăng cao 30,13%, do trong tháng 11, máy móc khai thác than của doanh nghiệp gặp sự cố nên giảm sản lượng khai thác, sang tháng 12 doanh nghiệp trở lại khai thác bình thường nên sản lượng tăng cao so với tháng trước. Trong tháng cuối năm các các công trình xây dựng trong giai đoạn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và bàn giao công trình theo kế hoạch nên nhu cầu về đá xây dựng tăng dẫn đến ngành khai khoáng khác (sản phẩm đá xây dựng khác) tăng 3,97%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự ước tăng 0,91%, một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoạt động hiệu quả như: sản xuất trang phục (+6,24%), do nhu cầu về trang phục mùa đông, trang phục cho đón năm mới tăng; ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ với sản phẩm chính là ván ép công nghiệp, gỗ lạng, gỗ bóc, ngay từ đầu năm sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt, đơn vị sản xuất có đơn hàng ổn định và hoạt động thường xuyên tạo công ăn việc làm cho người lao động; sản phẩm in cũng nhận được nhiều đơn hàng cuối năm nên cũng có tăng trưởng nhẹ (+2,86%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (cửa hoa, cửa sắt), sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, đáp ứng nhu cầu mua sắm, sửa chữa, hoàn thiện nhà cửa trong dịp cuối năm; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng cao (+49,92%) do nhận được thêm đơn hàng nên tăng mạnh sản xuất, sản phẩm chính là bật lửa bỏ túi dùng ga dùng 1 lần. Tuy nhiên trong kỳ công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có nhóm ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm (-13,79%), do sản phẩm bơm chân không hoạt động bằng điện, động cơ khởi động nhận được ít đơn hàng nên giảm sản xuất.
Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 30,23% do sang tháng 12, Công ty Nhiệt điện Na Dương hoàn thành sửa chữa máy móc và tiếp tục ổn định sản xuất theo điều tiết của Tổng công ty Điện lực, dự ước tăng sản lượng sản xuất so với tháng 11, chỉ số sản phẩm điện sản xuất dự ước tăng 30,23%.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 9,09%, do cuối năm dự kiến nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng.
7.1.2. So với cùng kỳ
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2023 tăng 4,72%, chủ yếu tăng ở nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,62%, cụ thể:
- Ngành công nghiệp khai khoáng, hoạt động khai thác than giảm 32,99% do công ty than gặp khó khăn trong khai thác nguyên liệu phục vụ trong quá trình sản xuất than sạch, máy hoạt động với công suất thấp; hoạt động khai thác đá tăng 21,96%, tăng chủ yếu sản phẩm đá xây dựng do cuối năm các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ nên nhu cầu về đá xây dựng tăng.
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, một số sản phẩm sản xuất tăng so với tháng cùng kỳ như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có chỉ số sản xuất tăng 5,77%, đối với sản phẩm sản xuất da truyền thống là sơ chế da do gặp khó khăn trong việc xuất khẩu, đơn vị sản xuất đã chủ động chuyển từ trực tiếp sản xuất sản phẩm sang nhận gia công cho doanh nghiệp trong nước; bên cạnh đó ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, một số doanh nghiệp tại địa phương đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn và phát triển sản phẩm may gia công túi siêu thị. Ngành chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ tăng 21,83% do nguyên liệu tại địa phương đáp ứng đủ cho quá trình sản xuất, thị trường nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ từ Trung Quốc mở của trở lại các cơ sở chế biến nhận thêm nhiều đơn đặt hàng, đồng thời các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động tìm kiếm thị trường mới từ Châu Âu, các nước EU và các đơn hàng mới từ trong nước. Ngành in, sao chép bản ghi các loại tăng 303,54% do Công ty cổ phần Thiên Ngân Lạng Sơn chuyển địa điểm và mở rộng sản xuất. Ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 21,29% (sản phẩm ống tuýp, ống dẫn, màng PE, hạt nhựa,..) do nhu cầu thị trường tăng. Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 9,38% do hoạt động xây dựng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng theo. Ngành sản xuất kim loại tăng 75,0% do Công ty cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ đã đầu tư thêm thiết bị sản xuất mới nên tăng sản lượng sản xuất đáp ứng các đơn hàng đã ký kết.
Ở chiều ngược lại một số ngành có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động phụ thuộc theo đơn đặt hàng và nhu cầu thị trường, cụ thể: Sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống (giảm chủ yếu ở hoạt động nấu rượu trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể), sản xuất trang phục, sản phẩm kim loại, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu… Sản xuất phương tiện vận tải khác (sản phẩm xe máy điện, xe đạp điện) do cùng kỳ năm trước doanh nghiệp mở rộng sản xuất, khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra lớn nên sang năm 2023 hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định ngay từ đầu năm nên tháng 12 giảm so với cùng kỳ. Sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 39,91% do thị trường các tỉnh lân cận có giá cả cạnh tranh, các cơ sở giảm sản xuất trực tiếp, chuyển hướng nhập sản phẩm bán lại. Công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 54,89% do doanh nghiệp mới hoàn thành bảo trì máy móc sau 2 tháng tạm ngừng sản xuất, không có đơn hàng nên sản xuất giảm.
- Ngành sản xuất và phân phối điện 2,68% so với cùng kỳ, cụ thể: Điện sản xuất giảm 0,49% chủ yếu do Nhà máy thủy điện Thác Xăng không tích được nước cho mùa khô nên công suất chỉ bằng 1/2 so với cùng kỳ, ngoài nguồn nguyên liệu than từ Công ty than Na Dương trong tháng Công ty cổ phẩn Nhiệt điện Na Dương nhập thêm nguồn nguyên liệu than từ Quảng Ninh nên hoạt động sản xuất điện đảm bảo ổn định; điện thương phẩm tăng 3,72% so với cùng kỳ.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước giảm 1,67%, cụ thể: khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 1,44%, hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tăng 2,89%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 2,38% so với cùng kỳ.
7.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV và cả năm 2023 so với cùng kỳ
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp quý IV/2023 dự tính tăng 5,65% so với cùng kỳ, với ngành khai khoáng tăng 11,62%; ngành chế biến, chế tạo tăng 14,70%; sản xuất và phân phối điện giảm 8,59%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 4,14%. Mức tăng chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung ở các sản phẩm: Chè xanh, các sản phẩm in khác, nhựa thông, ống tuýp, ống dẫn, màng PE, hạt nhựa, đúc kim loại màu…
So với cùng kỳ IIP năm 2023 tăng 7,21%. Đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của toàn ngành công nghiệp trong năm 2023 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với IIP ước tăng 11,20%; một số sản phẩm chính của ngành tăng cao so với cùng kỳ như: Sản phẩm sơ chế da, việc doanh nghiệp chuyển từ trực tiếp sản xuất sang nhận gia công cho các đơn vị khác ở trong nước là yếu tố làm cho chỉ số IIP ngành 15 tăng. Các sản phẩm từ gỗ như: Gỗ dán, gỗ lạng, ván ép công nghiệp, trong những năm gần đây trồng rừng mang lại giá trị kinh tế cao, khâu tiêu thụ sản phẩm được đảm bảo, người dân mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất với cây trồng chủ yếu là keo, thông và bạch đàn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Các sản phẩm in cũng có IIP tăng khá cao (+99,41%) do trong năm doanh nghiệp in mở rộng sản xuất, thực hiện nhiều đơn hàng hơn so với cùng kỳ. Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng ở hoạt động gia công cơ khí trong các cơ sở cá thể như cơ sở sản xuất khung nhôm, cửa kính, hàn xì lợp mái tôn, hoạt động xây dựng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng.
Sản phẩm chủ lực của tỉnh: xi măng Portland đen ước đạt 1.480,2 nghìn tấn, tăng 4,07% (+57,92 nghìn tấn) so với cùng kỳ; sản lượng điện sản xuất ước đạt 866,6 triệu Kwh, tăng 2,00% (+17,02 triệu Kwh) so với cùng kỳ; sản lượng khai thác than ước đạt 580,53 nghìn tấn, tăng 1,45% (+8,28 nghìn tấn) so với cùng kỳ.
7.3. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 tăng 0,33% so với cùng kỳ; cộng dồn cả năm giảm 9,6% so với cùng kỳ.
Chỉ số tiêu thụ trong năm 2023 giảm sâu ở một số ngành do nhu cầu thị trường giảm, sản phẩm khó tiêu thụ, doanh nghiệp không nhận được đơn đặt hàng nên cắt giảm khối lượng sản xuất như ngành: Sản xuất đồ uống (-7,8%), sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (-19,27%), sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (-11,69%), sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-81,05%), sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (-33,24%), công nghiệp chế biến, chế tạo khác (-23,37%).
Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ (+21,15%), in, sao chép bản ghi các loại (+99,18%); Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+113,71%), Sản xuất kim loại (+30,12), Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+13,53%). Những ngành này đều có chỉ số sản xuất trong năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ.
Chỉ số tồn kho ngành chế biến chế tạo tháng 12/2023 tăng 6,32% so với tháng trước và tăng 94,11% so với cùng kỳ. So với cùng kỳ chỉ số tồn kho giảm chủ yếu ở ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-37,38) do doanh nghiệp giảm sản xuất, tập trung tiêu thụ hàng tồn kho, sản xuất phương tiện vận tải khác (-29,83%) do sản phẩm xe điện có mẫu mã và giá cả hợp lý, bên cạnh đó nhu cầu thị trường tăng, tồn kho giảm, công nghiệp chế biến, chế tạo khác (-19,13%) do doanh nghiệp giảm sản xuất nên tồn kho giảm.
7.4. Chỉ số sử dụng lao động
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 12/2023 giảm 0,09% so với tháng trước và giảm 1,78% so với cùng kỳ. Chỉ số sử dụng lao động cộng dồn đến cuối tháng 12 giảm 4,89% so với cùng kỳ năm trước do một số doanh nghiệp có sản phẩm khó tiêu thụ nên giảm sản lượng sản xuất, doanh nghiệp thực hiện quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu,... nên cắt giảm lao động.
Chia theo ngành: Chỉ số sử dụng lao động cộng dồn đến cuối tháng 12 ngành khai khoáng giảm 0,12%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 10,21%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,01%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,40%.
Chia theo loại hình sở hữu: Chỉ số sử dụng lao động cộng dồn đến cuối tháng 12 trong doanh nghiệp nhà nước tăng 5,38%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 13,52%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,82%.
8. Thương mại và dịch vụ
Từ đầu năm 2023, phía Trung Quốc đã dần gỡ bỏ các biện pháp kiểm tra, kiểm soát dịch Covid-19 và tối ưu hóa các biện pháp quản lý đồng bộ, đảm bảo nhanh chóng khôi phục vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu như trước khi dịch bệnh diễn ra, vì thế hoạt động xuất nhập khẩu trở nên thuận lợi và sôi động hơn. Trong tháng 12, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì thực hiện tại 06 cửa khẩu, gồm: cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, các cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình. Lượng phương tiện XNK trung bình đạt 1.100 xe/ngày -1.300 xe/ngày; trong đóxuất khẩukhoảng 400-450 xe/ngày; nhập khẩu khoảng 700 - 850 xe/ngày. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tháng 12 ước đạt 340 triệu USD, lũy kế năm 2023 ước đạt 4.925 triệu USD, đạt 129,6% kế hoạch, tăng 60,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tháng 12 ước đạt 160 triệu USD, lũy kế ước đạt 2.750 triệu USD, đạt 211,5% kế hoạch, tăng 168,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu tháng 12 ước đạt 180 triệu USD, lũy kế năm 2023 ước đạt 2.175 triệu USD, đạt 87% kế hoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Hàng xuất khẩu địa phương 2023 ước đạt 156 triệu USD, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 9,9% so với cùng kỳ.
Ngay từ những tháng đầu năm, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều giải pháp đã được tích cực triển khai thực hiện như: giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản; đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Nhờ đó, hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải trên địa bàn tỉnh năm 2023 đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn trong năm 2023. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh; các chương trình, hoạt động du lịch, lễ hội đã được triển khai trở lại sau thời gian dài hạn chế, tạm hoãn để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh, doanh thu tăng cao so với cùng kỳ. Dự ước Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng cả năm 2023 ước đạt 35.129 tỷ đồng, tăng 26,96% so với cùng kỳ.
8.1. Bán lẻ hàng hóa
Tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, các hệ thống phân phối hàng hoá đảm bảo nguồn hàng cung ứng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng khan hiếm hàng hoá hoặc tăng giá đột biến...
Doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 12 tăng 6,8%. Trong đó, nhóm lương thực, thực phẩm tăng 8,38%; nhóm hàng may mặc tăng 4,05% ; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,82%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 5,88%; nhóm ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 2,8% do ảnh hưởng của các chính sách: gói hỗ trợ lãi suất vay, lãi suất trả góp từ các ngân hàng nhằm kích cầu tiêu dùng, nhiều mẫu xe được giảm miễn thuế trước bạ nên sức mua tăng, kéo theo doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 12,01%. Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 7,83% do ảnh hưởng của giá vàng thế giới và là dịp cuối năm là thời điểm tổ chức đám cưới, ăn hỏi nên nhu cầu mua trang sức tăng.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2023 ước đạt 31.729,9 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ. Một số nhóm ngành hàng tăng cao so với cùng kỳ: Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 2.843,3 tỷ đồng, tăng 78,53%, tiếp theo là nhóm hàng may mặc ước đạt 3.339,1 tỷ đồng, tăng 32,32%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 2.815,7 tỷ đồng, tăng 33,88% so với cùng kỳ; nhóm hàng hóa khác ước đạt 1.394,2 tỷ đồng, tăng 24,5%; nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô con) ước đạt 1.073,6 tỷ đồng, tăng 29,06% so với cùng kỳ;...
8.2. Dịch vụ
8.2.1. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 12 năm 2023 ước đạt 253,5 tỷ đồng, tăng 1,36% so với tháng trước và tăng 28,83% so với cùng kỳ. Chia ra: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 13,7 tỷ đồng, tăng 3,43% so với tháng trước và tăng 24,9% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 239,8 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 29,06% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 1,4 tỷ đồng, tăng 0,92% so với tháng trước và tăng 7,21% so với cùng kỳ.
Dự ước năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.809,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 27,79%. Do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp nghỉ hè và các dịp nghỉ lễ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 14,8 tỷ đồng, tăng 9,54% so với cùng kỳ do hoạt động du lịch phục hồi so với năm trước.
Hiện nay, tỉnh tiếp tục tập trung phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại một số huyện trên địa bàn tỉnh, như: Vườn quýt Hang Hú, Mỏ mắm của huyện Bắc Sơn, Thác Đăng Mò huyện Bình Gia; Đường vành đai biên giới Bắc Xa của huyện Đình Lập, khu du lịch Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, du lịch văn hóa cộng đồng huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn và thăm quan các cửa khẩu biên giới,... Những điểm du lịch này đã thu hút được khách đến với Lạng Sơn tham quan du lịch.
8.2.2. Doanh thu dịch vụ khác
Doanh thu dịch vụ khác tháng 12 năm 2023 ước đạt 50,9 tỷ đồng, tăng 3,87% so với tháng trước và tăng 8,61% so với cùng kỳ. Cộng dồn cả năm ước đạt 574,9 tỷ đồng, tăng 12,54% so với cùng kỳ. Trong đó, một số nhóm dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ như: Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí ước đạt 67,7 tỷ đồng, tăng 9,23% so với cùng kỳ; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước đạt 66 tỷ đồng, tăng 17,03% so với cùng kỳ; nhóm dịch vụ hành chính và hỗ trợ ước đạt 122,2 tỷ đồng, tăng 16,93% so với cùng kỳ.
8.3. Vận tải
Hoạt động vận tải trong tháng 12 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ cả về vận tải hành khách và hàng hóa . Dự ước doanh thu vận tải, kho bãi tháng 12 đạt 208,5 tỷ đồng, tăng 2,84% so với tháng trước và tăng 30,52% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 23,9 tỷ đồng, tăng 1,93% so với tháng trước và tăng 29,17% so với cùng kỳ phục vụ người dân đi lại dịp cuối năm; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 79,4 tỷ đồng, tăng 4,32% so với tháng trước và tăng 6,71% so với cùng kỳ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp đón lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch sắp tới; doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 104,9 tỷ đồng, tăng 1,25% so với tháng trước và tăng 57,76% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động bưu chính, chuyển phát ước đạt 0,25 tỷ đồng, tăng 0,16% so với tháng trước và bằng 81,87% so với cùng kỳ.
Hoạt động vận tải năm 2023 duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước do hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa phục hồi; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa năm nay tăng cao so với cùng kỳ, nhu cầu đi lại của người dân tăng trở lại.
Dự ước doanh thu vận tải kho bãi cả năm 2023 đạt 2.368,6 tỷ đồng, tăng 19,03% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 265 tỷ đồng, tăng 18,24%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 803,3 tỷ đồng, tăng 0,06%; doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 1.297,1 tỷ đồng, tăng 35,12%; doanh thu hoạt động bưu chính, chuyển phát ước đạt 3,2 tỷ đồng, tăng 5,08% so với cùng kỳ.
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ năm 2023 (Tỷ đồng)
II. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Đời sống dân cư
1.1. Công tác an sinh xã hội
Công tác bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời thực hiện các chính sách người có công, trợ cấp thường xuyên cho 44.347 người có công; tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liệt sĩ. Công tác hỗ trợ người dân, người lao động sau dịch bệnh được triển khai tích cực, tổng doanh số cho vay các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 127.195 triệu đồng, với 814 lượt khách hàng được vay vốn.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được tập trung tổ chức thực hiện, phát huy hiệu quả. Chương trình giảm nghèo bền vững đã phê duyệt và đi vào hoạt động 90/99 mô hình thuộc dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo...
Hoạt động y tế, chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh thường xuyên được quan tâm và tăng cường với mục tiêu “kiểm soát, khống chế, không để dịch lớn xảy ra”. Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được triển khai lồng ghép với Chương trình mục tiêu y tế - dân số thông qua các hoạt động về lập hồ sơ quản lý sức khoẻ hộ gia đình, tăng cường các dịch vụ khám thai và quản lý thai nghén, tiêm chủng mở rộng... qua đó chất lượng công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình từng bước được nâng lên; các chỉ số về sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa được cải thiện, hiện nay 199/200 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, chiếm tỷ lệ 99,5%.
1.2. Giải quyết việc làm và Bảo hiểm xã hội4
Tư vấn về chính sách pháp luật lao động, việc làm, định hướng nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động, học sinh, sinh viên cho 4.314 lượt, luỹ kế từ đầu năm là 50.000 lượt người, trong đó: Số lượt người lao động được tư vấn hàng ngày là: 1.260 lượt người; tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thu hút 165 người tham gia, 5 phiên giao dịch việc làm lưu động với 2.805 lượt người tham gia; 01 phiên giao dịch online với 84 lượt. Số người lao động đăng ký tìm việc làm: 116 lượt người; Số người lao động được giới thiệu việc làm: 116 người; số người nhận được việc làm là: 35 người. Triển khai Chương trình EPS: Người lao động tham gia giáo dục định hướng: 18 người.
Duy trì tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và thực hiện các quy trình có liên quan đến giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp, kết quả: Số người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 712 người tăng 46,5% so với cùng kỳ, lũy kế từ đầu năm là 8.143 người; Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 648 người tăng 17,6% so với cùng kỳ, lũy kế từ đầu là 7.839 người; Kinh phí trợ cấp thất nghiệp trong tháng là 9.848 triệu đồng, luỹ kế thực hiện là 112.789 triệu đồng.
Tổng số thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đạt 1.282,4 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ, tổng chi 2.114,5 tỷ đồng; tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 40% (Bao gồm số lượng người dân của tỉnh đi lao động tham gia bảo hiểm tại các tỉnh khác). Thực hiện thu, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 34.085 người sinh sống xã an toàn khu cách mạng; 12.277 người dân tộc thiểu số theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.
2. Hoạt động y tế và sức khỏe cộng đồng5
Công tác y tế dự phòng tiếp tục được tăng cường; đặc biệt công tác phòng,chống dịch bệnh mùa thu - đông và các hoạt động duy trì hiệu quả Chương trình y tế - dân số. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thái độ chăm sóc phục vụ bệnh nhân, đảm bảo thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được duy trì thực hiện tốt.
2.1. Công tác y tế dự phòng
Công tác phòng, chống dịch bệnh: Trong tháng không có dịch bệnh lớn xảy ra, không có tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh; có 09 bệnh có số mắc tăng và 04 bệnh có số mắc giảm so với cùng kỳ. Cộng dồn 12 tháng: Có 13 bệnh có số mắc tăng và 06 bệnh có số mắc giảm hoặc tương đương so với cùngkỳ. Các bệnh truyền nhiễm phân bố rải rác, không có yếu tố dịch tễ gây dịch hay ổ dịch.
Công tác Công tác tiêm chủng: Số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin trong tháng (từ 01/11đến 31/11/2023) đạt 64,5%; Số liệu cộng dồn đạt 84,1% (cùng kỳ năm 2022 là 89,9%), dự kiến đến hết 31/12/2023 hoàn thành chỉ tiêu này. Số trẻ em đượctiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B < 24 giờ trong tháng đạt 81,7%; Số liệucộng dồn đạt 85,2% (cùng kỳ năm 2022 là 84,8%). Số phụ nữ có thai tiêm đủ AT2+ trong tháng đạt 106,1%; Số liệu cộng
dồn đạt 82,9% (cùng kỳ năm 2022 là 81%).
2.2. Công tác khám chữa bệnh
Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, nhận được sự hài lòng của Nhân dân. Các đơn vị tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; đảm bảo thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh; duy trì thực hiện Đề án “Khám chữa bệnh từ xa” theo kế hoạch.
3. Hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch6
Hoạt động văn hóa được chú trọng và quan tâm: Trong năm đã tổ chức các hoạt động Lễ hội hoa đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Xứ Lạng năm 2023; hoạt động triển lãm, tuần phim, chương trình Nói chuyện chuyên đề Kỷ niệm 80 năm ngày ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943 - 2023); tổ chức tuyên truyền, triển lãm và chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn(15/6/1933 - 15/6/2023); triển khai tuyên truyền chào mừng Kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023); triển khai công tác tuyên truyền, triển lãm chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc tại tỉnh Lạng Sơn.
Tổ chức thành công Cuộc thi Giọng hát hay lần thứ nhất tỉnh Lạng Sơn năm 2023. Xây dựng Kế hoạch, thành lập Đoàn cán bộ, nghệ nhân, diễn viên của tỉnh Lạng Sơn tham gia 06 cuộc Liên hoan, Hội diễn, Triển lãm cấp khu vực, toàn quốc do Bộ và các đơn vị thuộc Bộ tổ chức. Các hoạt động tham gia đều đảm bảo nội dung, yêu cầu, chất lượng đề ra.
Công tác thể dục thể thao: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tổ chức thành công giải Thể thao cán bộ lãnh đạo quản lý năm 2023. Tổ chức thành công 08/8 giải thi đấu thể thao cấp tỉnh: Bóng đá Thiếu niên,nhi đồng; giải vô địch Bóng bàn; giải Bơi Thanh, Thiếu niên; giải Điền kinh các lứa tuổi trẻ; giải Bóng bàn, Cầu lông Thiếu niên, nhi đồng; giải vô địch Bóng chuyền da; giải vô địch Cầu lông; giải Bóng chuyền hơi; giải vô địch Karate quốc gia năm 2023. Năm 2023 toàn tỉnh có 140 VĐV năng khiếu tập trung và 60 vận động viên (VĐV) năng khiếu bán tập trung. Đơn vị thường xuyên tổ chức tập luyện các đội tuyển tham gia các giải thể thao khu vực và toàn quốc. Tính đến nay đã tham gia 21/23 giải thể thao khu vực và toàn quốc. Kết quả đạt 109 huy chương các loại (28 HCV, 23 HCB, 58 HCĐ) có 14 VĐV đạt kiện tướng và 16 VĐV đạt Cấp I quốc gia. Nổi bật có: VĐV Nông Văn Hữu tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) đạt 01 HCV, 01 HCĐ; tham dự giải Vô địch Wushu quốc tế tại Mỹ dành hạng tư, đủ điều kiện tham gia giải Vô địch Wushu thế giới năm 2024.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 52 điểm du lịch cấp tỉnh đã được công nhận tập trung ở các loại hình Du lịch tâm linh, cộng đồng, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Các địa phương thành lập Ban quản lý, ban hành Quy chế quản lý các di tích, danh thắng tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hạ tầng, xây dựng các mô hình trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực du lịch với các điểm đã và đang khai thác. Bước đầu đưa sản phẩm du lịch nông nghiệp vào khai thác gắn với trải nghiệm các làng du lịch cộng đồng. Tổng lượng khách du lịch năm 2023 đạt 3,9 triệu lượt khách, đạt 104,2% so với kế hoạch năm 2023, tăng 11,9% so với cùng kỳ 2022. Trong đó: Khách quốc tế đạt 34,52 nghìn lượt khách, đạt 17,3% so với kế hoạch năm 2023, tăng 15,1% so với cùng kỳ; Khách trong nước đạt 3,88 lượt khách, đạt 109,1% so với kế hoạch năm 2023, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
4. Giáo dục7
Đã tổ chức thành công các cuộc thi và hội thảo như: Cuộc thi lập trình, điều khiển Rô bốt cấp tỉnh cho học sinh trung học năm 2023; Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học năm học 2023 - 2024; Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh năm 2023; Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh năm 2023;. Tổ chức ngày hội Tiếng anh cấp THCS và THPT.
Rà soát, chuẩn bị các điều kiện cho công tác tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023- 2024; thành lập các đoàn coi thi trong và ngoài tỉnh theo văn bản điều động của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kiểm tra công tác Phổ cập giáo dục -Xoá mù chữ năm 2023.
5. Trật tự - An toàn giao thông8
Trong năm trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 278 vụ tai nạn giao thông, làm chết 105 người, bị thương 272 người, so với năm 2022, số vụ tai nạn giao thông tăng 108 vụ, tăng 27 người chết, tăng 151 người bị thương.
6. Môi trường
Trong tháng phát hiện 10 vụ vi phạm môi trường, đã xử lý 07 vụ, trong đó xử lý hình sự 01 vụ (khởi tố 01 vụ, 01 bị can về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm) và xử lý vi phạm hành chính 06 vụ với số tiền xử phạt 21 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là: Thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; Thực hiện không đầy đủ nội dung về quan trắc, giám sát môi trường khác theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
7. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng, trên khu vực tỉnh Lạng Sơn không xảy ra thiên tai; so với tháng 12 năm 2022 cũng không có thiên tai xảy ra. Lũy kế giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2023 dự ước là 7,1 tỷ đồng.
Khái quát lại: Năm 2023, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn đối diện khó khăn do thời tiết, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, đầu năm khô hạn kéo dài, giữa năm xuất hiện một số đợt mưa lũ diễn ra bất thường, gây thiệt hại đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đời sống của ngườidân; số vụ và diện tích cháy rừng tăng so với cùng kỳ; hậu quả của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành sản xuất đã dần phục hồi nhưng còn chậm. Tuy nhiên, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Các nhiệm vụ về chuyển đổi số, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân được cải thiện. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quan hệ đối ngoại được tăng cường và mở rộng, đúng định hướng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác, tổ chức quốc tế.
Theo công văn số 2121/TCTK-TKQG ngày 25/11/2023 của Tổng cục Thống kê Thông báo số liệu.
Nguồn: Sở Tài chính.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn.
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nguồn: Sở Y tế.
Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.
Nguồn: Sở Giáo dục.
Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh.