Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn tháng 3, Quý I năm 2025

Thứ tư - 02/04/2025 20:58
Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 11.714 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,11%, công nghiệp và xây dựng 25,98%, dịch vụ 52,82%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 5,09%.

1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 

1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính quý I năm 2025 tăng 8,27% so với cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế quý I năm 2025, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,23%, đóng góp 1,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,89%, đóng góp 2,80 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 3,85 điểm phần trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,5%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào mức tăng chung. 

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Cây hằng năm: Quý I năm 2025 tập trung vào gieo trồng và chăm sóc rau màu vụ Đông. Vụ Đông là chủ yếu sản xuất các sản phẩm rau được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán nên có giá trị kinh tế cao. Diện tích gieo trồng thực hiện được 4.455,07 ha tăng 0,39%  so với cùng kỳ tăng chủ yếu ở (ngô, rau đậu các loại, khoai tây...). Thời tiết vụ Đông cơ bản thuận lợi cho cây rau sinh trưởng phát triển, sâu bệnh phát sinh gây hại ít. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi linh hoạt, do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thạch đen những năm trước, năm 2025 người dân đã chuyển đổi một số diện tích trồng thạch sang trồng cây lương thực, rau màu khác. Trong đó: Cây ngô gieo trồng được 264,87 ha tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu để lấy hạt phục vụ chăn nuôi và bán ra thị trường, sản lượng đạt 1.206,74 tạ/ha tăng 4,56% so với cùng kỳ; cây khoai tây diện tích gieo thực hiện được 956,1 ha, tăng 28,01% tăng chủ yếu ở huyện Lộc Bình (tăng 116,27 ha) do vụ trước được giá bán nên người dân chủ động tăng diện tích trồng.

Cây lâu năm: Người dân tiếp tục tăng cường chăm sóc cây trồng ăn quả, cây trồng lâu năm. Một số loại cây trồng cho sản lượng tốt trong quý I như cam canh, bưởi, chuối, hồi tứ quý...Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã hình thành những vùng chuyên canh, góp phần thúc đẩy sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. 

Chăn nuôi: Trong quý trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường về thịt lợn, gà, vịt trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tình hình dịch tả lợn Châu phi cơ bản được khống chế, không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, một số bệnh địa phương phát ra lẻ tẻ, rải rác nhưng không phát thành dịch. Năm 2025 các lễ hội truyền thống, hội thi quay lợn được tổ chức với quy mô lớn hơn hằng năm, tạo được sức lan toả lớn trong cộng đồng nên đã thu hút được đông đảo người dân và du khách thập phương tới tham dự, do vậy, sản lượng thịt hơi của lợn, gà, vịt xuất chuồng tăng cao so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng lợn quý 1 ước đạt 7.462 tấn, tăng 11,41% so với cùng kỳ; sản lượng gà ước đạt 4.622 tấn, tăng 12,39% so với cùng kỳ, sản lượng vịt ước đạt 785 tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ. 

Lâm nghiệp: Công tác quản lý giống cây lâm nghiệp tiếp tục được thực hiện tốt, cơ bản đáp ứng nguồn cây giống phục vụ chương trình trồng rừng theo chỉ tiêu được giao và xuất bán ra thị trường các tỉnh lân cận đảm bảo chất lượng. Trong quý, tranh thủ thời gian nông nhàn, người dân tiến hành phát dọn và cuốc hố sẵn sàng trồng mới khi thời tiết có mưa Xuân tăng độ ẩm cho đất và có cây con giống, tập trung trồng mới diện tích rừng trên các diện tích đã khai thác. 

Thủy sản: Sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu khai thác từ các ao, hồ đang nuôi thả; người dân tập trung chăm sóc đàn cá đã thả theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cá phát triển tốt. Trong quý, thực hiện cải tạo xử lý ao nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng cá giống  bố mẹ, chuẩn bị sản xuất năm 2025. Giá bán thủy sản đánh bắt từ sông, suối ổn định phục vụ nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trên địa bàn.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng:

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn cơ bản ổn định, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng trên 5,22% so với cùng kỳ, do nhu cầu thị trường tăng, các doanh nghiệp nhận được thêm đơn hàng trong đó: Khai thác than cứng và than non có chỉ số sản xuất tăng 5,75%, sản lượng khai thác than đáp ứng cơ bản nguyên liệu cho sản xuất nhiệt điện của công ty Nhiệt điện Na Dương; ngành khai khoáng khác có chỉ số sản xuất tăng trên 15,93%, do nhu  cầu đá xây dựng phục vụ cho các dự án của tỉnh tăng; ngành chế biến gỗ và sản  xuất sản phẩm từ gỗ tăng 28,5%, do doanh nghiệp mở rộng sản xuất ngành chế biến gỗ; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 32,27%, do nhu cầu xây dựng phục vụ cho các dự án công trình của tỉnh và xây dựng trong dân cư tăng; ...

Hoạt động xây dựng: Ngay từ đầu năm, tỉnh đã đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng, đa dạng hóa các hình thức huy động, trong đó ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đầu tư các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hiệu quả đầu tư cao. Tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng theo hướng chủ động, linh hoạt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với các dự án nhà nước thực hiện thu hồi đất. Để thực hiện tốt các dự án UBND đã ban hành Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 28/02/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo, cơ chế điều hành và danh mục các dự án trọng điểm năm 2025; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 12/3/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025. Dự ước giá trị sản xuất theo giá hiện hành ngành xây dựng quý I năm 2025 đạt 4.430.7 tỷ đồng, tăng 17,67% so với cùng kỳ. 

- Khu vực dịch vụ:

Hoạt động thương mại diễn ra sôi động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, giá cả các mặt hàng cơ bản ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm phục vụ nhu cầu của người dân, không có hiện tượng thiếu hàng cũng như tăng giá đột biến. Hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa ổn định, thông suốt, an toàn. Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục được cải thiện, nâng cao về chất lượng. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh, các chương trình, hoạt động du lịch, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, số lượng người tham gia các lễ hội truyền thống của tỉnh tăng cao. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh quý I năm 2025 đạt 10.783,1 tỷ đồng, tăng 15,80% so với cùng kỳ.

1.2. Cơ cấu kinh tế

Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt  11.714 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,11%, công nghiệp và xây dựng 25,98%, dịch vụ 52,82%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 5,09%. 

 

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Nông nghiệp

Trong quý I, người dân tập trung thu hoạch các cây rau màu vụ Đông năm 2024, làm đất, gieo trồng vụ Xuân năm 2025, chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; thời tiết nắng ấm, có mưa, tuy có rét đậm, rét hại đan xen nhưng không kéo dài, cây trồng vụ Đông (rau các loại,  khoai tây, thuốc lá) sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng tăng so với cùng kỳ. Lượng nước từ các ao, hồ, sông ngòi cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu tưới tiêu. Công tác tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, phòng, chống bệnh dịch trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện kịp thời hạn chế thiệt hại và dịch bệnh phát sinh. Công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tiếp tục được quan tâm; công tác chọn lọc và theo dõi giống cây lâm nghiệp được thường xuyên cập nhật. Hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản được duy trì ổn định. 

* Cây hằng năm

- Thu hoạch vụ Đông

Tổng diện tích gieo trồng đạt 4.455,07 ha, tăng nhẹ 0,39% so với cùng kỳ, chủ yếu tăng ở cây ngô, rau đậu, khoai tây. Điều kiện thời tiết thuận lợi, sâu bệnh hại ít, góp phần vào sự sinh trưởng tốt của cây trồng. Tiến độ sản xuất  nông nghiệp nhìn chung đạt mục tiêu đặt ra, các cây trồng có giá trị cao vẫn  được duy trì, mở rộng diện tích. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi phù hợp,  năm 2025 người dân đã chuyển đổi một số diện tích trồng thạch đen sang các cây lương thực, rau màu khác. Trong đó: Cây khoai tây diện tích gieo trồng thực  hiện được 956,1 ha, tăng 28,01% tăng chủ  yếu ở huyện Lộc Bình (tăng 116,27 ha) do vụ trước  được giá bán nên người dân chủ động tăng diện tích trồng; cây khoai lang diện tích gieo trồng thực hiện 40,68 ha,  giảm 14,01% ha, diện tích giảm chủ yếu ở huyện Hữu Lũng (giảm 7,28 ha) do khâu tiêu thụ chậm, khó khăn, nhiều tư thương không đến thu mua nên các hộ đã giảm diện tích gieo trồng, một phần diện tích chuyển hướng sang gieo trồng lúa vụ  Xuân và khoai tây. 

- Diện tích gieo trồng vụ Xuân 2025

Thời tiết trong tháng, có mưa thuận lợi cho khâu làm đất, gieo cấy vụ Xuân. Đến nay, diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân ước thực hiện 7.315 ha, tăng  0,54% so với cùng kỳ; diện tích gieo trồng ngô ước thực hiện 10.331 ha, tăng 1,39% so với cùng kỳ; cây khoai lang, diện tích gieo trồng ước thực hiện 217  ha, giảm 0,89% so với cùng kỳ năm trước; rau các loại diện tích gieo trồng ước thực hiện 3.760 ha, tăng 0,62% so với cùng kỳ. 

 

Giá các vật tư phân bón có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ; trong đó, phân đạm và lân tăng nhẹ 3 - 4%, các loại phân bón khác ở mức tương đương.  Giá các loại giống lúa, ngô lai tăng từ 4-6% do tỷ giá đồng đô la tăng. Hiện các  công ty, đại lý cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị phân bón, giống các loại cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

* Cây lâu năm: 

Trong quý, người dân thu hoạch cây ăn quả, sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng. Hiện nay, người dân đầu tư đầu tư, chăm sóc cây trồng, đổi mới phương thức canh tác nên năng suất, sản lượng của các vùng trồng có xu hướng tăng so với cùng kỳ, chất lượng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội của địa phương. Một số sản phẩm cây trồng lâu năm được thu hoạch trong quý như: bưởi, quýt, cam. 

Bên cạnh đó, diện tích cây ăn quả đã già, năng suất thấp, người dân chặt bỏ, do chất lượng quả kém, giá trị sản phẩm thấp khó tiêu thụ nên diện tích trồng giảm. Các loại quả xoài, dứa, vải, nhãn trong quý I chưa có sản lượng thu hoạch.

* Chăn nuôi

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Ước tính thời điểm tháng 3 năm 2025: Đàn trâu ước đạt 52.042 con, giảm 10,11% so với cùng kỳ. Đàn bò ước đạt 27.848  con, giảm 0,89%.  Đối với đàn lợn và đàn gia cầm, sau dịp Tết Nguyên Đán và các ngày lễ, hội lớn trên địa bàn người dân  tăng cường tái đàn, tiếp tục phát triển hoạt động chăn nuôi, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và hàng hóa xuất bán: Tổng đàn lợn ước đạt 182.515  nghìn con, tăng 4,82% so với cùng kỳ; tổng đàn gia cầm chính (gà, vịt, ngan)  ước đạt 4.970,4 nghìn con, tăng 0,28% so với cùng kỳ. Từ đầu năm, giá thức ăn chăn nuôi nhìn chung vẫn giữ ổn định. Mặc dù nhu cầu về giống vật nuôi hiện nay có xu hướng tăng, nhưng người chăn nuôi vẫn đảm bảo công tác tái đàn và phát triển; riêng giá lợn giống tăng nhẹ so với tháng trước (tăng 0,12%).

2.2. Lâm nghiệp

Các địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện công tác quản lý cây giống lâm nghiệp. Diện tích rừng trồng mới trong quý ước tính là 4.116 ha, tăng 6,31%. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 74 nghìn m³. Các cấp, các ngành chức năng thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết tại các vùng trên địa bàn tỉnh, kịp thời cảnh báo tới chính quyền các cấp, các chủ rừng và người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.  Trong tháng 3,  trên  địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, lũy kế, trong quý I xảy ra 02 vụ cháy, diện tích thiệt hại 1,8 ha rừng trồng Thông, thuộc quy hoạch rừng sản xuất (0,2 ha tại Thôn Quảng Liên II, xã Quảng Lạc, TP. Lạng Sơn; 1,6 ha tại thôn Long Đầu, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình).

2.3. Thủy sản

Thời tiết thuận lợi đảm bảo lượng nước đầy đủ cho công tác nuôi trồng và hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn. Sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu khai thác từ các ao, hồ đang nuôi thả. Người dân tập trung chăm sóc đàn cá đã thả theo đúng quy trình kỹ thuật; tiếp tục chăm sóc, nuôi vỗ đàn cá bố, mẹ phục vụ tốt quy trình sinh sản nhân tạo. Tiếp tục thực hiện cung ứng cá giống đảm bảo chất lượng cho người dân trên địa bàn tỉnh, trong tháng 3, thực hiện cung ứng 44.600 con cá giống các loại (mè, trôi, trắm, chép, chim, trê, vược…). Giá bán, sản lượng thủy sản đánh bắt từ sông, suối cơ bản ổn định phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân trên địa bàn, chưa có thương lái thu mua hay tiêu thụ ở số lượng lớn. Lũy kế, quý I sản lượng thủy sản ước đạt 519 tấn. Trong đó, thủy sản khai thác nội địa ước đạt 87,2 tấn, tăng 1,52% so với cùng kỳ; thủy sản nuôi trồng đạt 431,8 tấn, tăng 0,52% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng là do nhu cầu tiêu dùng, chủ yếu là cá và số lượng ít tôm, ốc được đánh bắt ở sông, suối.

2. Sản xuất công nghiệp

2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2025

2.1.1. So với tháng trước

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17,97%, cụ thể: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,48%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,72%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 23,84%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 1,82%.

 

Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,48%, trong đó: khai thác than tăng 4,96%, do nhu cầu tiêu thụ than của Công ty cổ phần Nhiệt điện Na Dương tăng. Khai khoáng khác tăng 2,4% (tăng ở sản phẩm đá xây dựng), các doanh nghiệp tăng sản lượng khai đá để đáp ứng vật liệu cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh và xây dựng trong dân cư.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự ước tăng 20,72%, nguyên nhân chính nhóm ngành này tăng là do một số công ty, doanh nghiệp hoàn thành bảo dưỡng máy móc nên dự kiến sản xuất tăng, nguyên nhân khác là các cơ sở sản xuất nhận được thêm đơn hàng nên tăng sản lượng sản xuất nhằm đáp ứng đơn hàng đã ký. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao như: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 15,33%, tăng chủ yếu ở sản phẩm colophan (nhựa thông), do trong tháng 1 và tháng 2, Công ty TNHH Long Tân bảo dưỡng máy móc, sang tháng 3 dự kiến sau hoàn thành bảo dưỡng máy móc sẽ tăng sản xuất. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 120,96%, do Công ty Cổ Phần Xi Măng Đồng Bành hoàn thành bảo dưỡng máy móc sản xuất sản phẩm Clanhke nên sản lượng tăng so tháng trước. Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 31,58%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 79,01%, công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 38,24%, các ngành này có chỉ số sản xuất tăng do nhận được thêm đơn hàng nên dự kiến gia tăng sản xuất so tháng trước. 

Tuy nhiên trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế có chỉ số sản xuất giảm 10,05%, do nhu cầu thị trường giảm, các cơ sở cá thể không nhận được đơn hàng mới nên giảm sản xuất so tháng trước.

Ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng 23,84%, trong đó: Điện sản xuất tăng 27,3% (tăng 16,08 triệu kwh), chiếm tỷ trọng lớn là Công ty Nhiệt điện Na Dương – TKV do tháng 2 tổ máy số 1 gặp sự cố phải dừng sản xuất từ ngày 27/2 đến ngày 01/3, sang tháng 3 huy động cả 2 tổ máy nên dự kiến sản lượng tăng so tháng trước. Điện thương phẩm tăng 5,81% (tăng 3,95 triệu kwh), do nhu cầu điện cho sản xuất tăng.

Ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải nước thải có chỉ số sản xuất giảm 1,82%: trong đó khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 1,4%, thoát nước và xử lý nước thải giảm 0,9%, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu giảm 2,31%.

2.1.2. So với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,78%. Nguyên nhân chính tác động chỉ số sản xuất chung tăng do trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh có các công trình dự án lớn, nhu cầu thị trường tăng, nguồn nguyên liệu tại địa phương đảm bảo, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhận được thêm đơn hàng nên tăng sản lượng sản xuất.

Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 14,04%, trong đó hoạt động khai khoáng khác (đá xây dựng) tăng 24,58%, do năm 2025 trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án, công trình xây dựng lớn, sản phẩm có thị trường tiêu thụ nên các doanh nghiệp tăng năng suất sản xuất.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,85%, một số nhóm ngành có chỉ số sản xuất giảm như: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 25,07%, do nguyên liệu nhựa thông dùng sản xuất sản phẩm dầu nhựa thông, Colophan và axit nhựa cây giảm. Sản xuất kim loại giảm 48,28%, giảm ở sản phẩm chì thỏi do các tháng đầu năm nguyên liệu dùng cho sản xuất giá thành cao, nên doanh nghiệp giảm sản xuất. Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 13,98%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 10,44%, hai ngành này có chỉ số sản xuất giảm do sản phẩm khó tiêu thụ nên các cơ sở giảm sản xuất.

Tuy nhiên trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn có một số nhóm ngành có chỉ số sản xuất tăng khá, cụ thể: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 14,36%, với lợi thế rừng trồng tại địa phương lớn, có nguyên liệu sản xuất ổn định, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo đầu ra cho người dân trồng rừng. Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15,28%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 18,13%, do các cơ sở cá thể, doanh nghiệp nhận được thêm đơn hàng nên tăng sản xuất sản phẩm.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,86%, do nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất kinh doanh tăng, trong đó: điện sản xuất tăng 13,21%, tương đương tăng 8,75 triệu kwh, điện thương phẩm tăng 4,02%, tương đương tăng 2,78 triệu kwh.

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,92%: Hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 4,84%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 4,33%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu giảm 2,75%.

2.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp Quý I năm 2025

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự ước quý I năm 2025 tăng 5,22% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính do nhu cầu thị trường tăng, các doanh nghiệp nhận được thêm đơn hàng nên tăng sản xuất để đáp ứng yêu cầu, trong đó một số ngành có chỉ số sản xuất tăng, như: Khai thác than cứng và than non tăng 5,75%, do doanh nghiệp mở rộng khai trường khai thác than, sản lượng than tuyển chọn tăng. Khai khoáng khác tăng 15,93%, do nhu cầu đá xây dựng phục vụ cho các dự án của tỉnh tăng, các doanh nghiệp tăng sản lượng khai thác. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 28,5%, do doanh nghiệp mở rộng sản xuất ngành chế biến gỗ nên tăng sản lượng. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 32,27%, do nhu cầu xây dựng phục vụ cho các dự án công trình của tỉnh và xây dựng trong dân cư tăng, doanh nghiệp tăng sản xuất clanke, xi măng để đáp ứng nhu cầu. Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 27,56%, sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 6,14%, các ngành này có chỉ số sản xuất tăng do doanh nghiệp nhận được thêm đơn hàng nên tăng sản xuất. 

 

Tuy nhiên trong kỳ có một số ngành có chỉ số sản xuất giảm, nguyên nhân chính là do nhu cầu thị trường giảm, sản phẩm thiếu cạnh tranh, khó tiêu thụ nên sản xuất giảm, cụ thể: In, sao chép bản ghi các loại giảm 8,9%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 22,29%, sản xuất kim loại giảm 27,96%, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 20,72%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 8,81%, công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 7,07%. Riêng ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 27,01%, do thiếu nguyên liệu sản xuất các sản phẩm colophan, dầu nhựa thông, doanh nghiệp giảm sản xuất, chủ yếu bảo dưỡng máy móc để chuẩn bị khi có nhiều nguyên liệu đầu vào sẽ gia tăng sản xuất nên sản lượng giảm so cùng kỳ.

Sản phẩm chủ lực của tỉnh: sản lượng khai thác than của Công ty Than Na Dương quý I/2025 ước đạt 134,43 nghìn tấn, tăng 5,75%, do nhu cầu tiêu thụ than của Công ty Nhiệt điện tăng so với cùng kỳ. Sản phẩm gỗ lạng (có độ dày không quá 6mm) ước đạt 35,5 nghìn m3, tăng 55,83%; ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự ước đạt 14,4 nghìn m3, tăng 41,89%, do nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tại địa phương ổn định, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nên sản lượng tăng so với cùng kỳ. Sản phẩm clanke ước đạt 158,66 nghìn tấn, tăng 21,54%, xi măng Portland đen ước đạt 305,04 nghìn tấn, tăng 40,1% so với cùng kỳ, sản phẩm xi măng cơ bản đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh và cung cấp cho một số tỉnh lân cận. Sản lượng điện sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là của Công ty Nhiệt điện Na Dương – TKV trong quý I năm 2025 sản lượng điện ước đạt 189,71 triệu Kwh, tăng 0,88% so với cùng kỳ, do nguyên liệu sản xuất nhiệt điện không đảm bảo, doanh nghiệp phải nhập khẩu than từ nơi khác để phối trộn nên chi phí còn cao, nên sản lượng điện sản xuất chỉ tăng nhẹ so cùng kỳ.

 

2.3. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2025 giảm 8,27% so với cùng kỳ, quý I tăng 0,81% so với cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ trong tháng 3/2025 giảm ở một số ngành do nhu cầu thị trường giảm, sản phẩm khó cạnh tranh nên sản phẩm tiêu thụ chậm, cụ thể: Sản xuất đồ uống giảm 5,43%, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 52,17%, sản xuất kim loại giảm 25,35%, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (móc khóa cái) giảm 77,43%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (dụng cụ do khác) giảm 88,22%, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 29,55%.

Bên cạnh đó chỉ số tiêu thụ còn tăng cao ở một số ngành như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 61,56%, tăng chủ yếu ở sản phẩm bánh quy do trong tháng 3 doanh nghiệp quay trở lại sản xuất sau thời gian nghỉ tết, khối lượng sản xuất tăng kéo theo tồn kho và tiêu thụ đều tăng. Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 141,18%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,5%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 7,58%, các ngành này có chỉ số tiêu thụ tăng do khối lượng sản xuất tăng hoặc tồn kho tăng nên doan nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ. Sản xuất phương tiện vận tải khác, sản phẩm chủ yếu là xe đạp điện, xe máy điện tăng 18,12%, do các đơn hàng đặt xe từ các đại lý tăng. Công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 128,11%, tăng chủ yếu ở sản phẩm bật lửa ga, do tìm kiếm được khách hàng nên doanh nghiệp xuất kho sản phẩm tồn từ đầu năm.

Chỉ số tồn kho ngành chế biến chế tạo tháng 3/2025 tăng 15,41% so với tháng trước và giảm 42,18% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ là do nhu cầu tiêu thụ tăng nên tồn kho giảm, mặt khác do sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, tiêu thụ chậm, doanh nghiệp giảm sản xuất nên tồn kho giảm. So với cùng kỳ chỉ số tồn kho giảm sâu chủ yếu ở một số ngành như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 59,58%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 29,94%, sản xuất kim loại giảm 70,67%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 19,99%, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 6,39%, sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 11,34%, công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 7,72%.

2.4. Chỉ số sử dụng lao động 

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 03/2025 tăng 0,47% so với tháng trước và tăng 5,19% so với cùng kỳ. Chỉ số sử dụng lao động tăng so với cùng kỳ năm trước do sáp nhập doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, tăng sản xuất nhằm đáp ứng đơn hàng đã ký kết.

Chia theo ngành: chỉ số sử dụng lao động ngành khai khoáng giảm 0,6%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,47%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%.

Chia theo loại hình sở hữu: chỉ số sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng 2,19%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 8,12%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,6%.

2.5. Xu hướng sản xuất kinh doanh quý I năm 2025

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên tổng số 33 doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo hỏi về xu hướng kinh doanh. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý I/2025 so với quý trước: 12,5% doanh nghiệp đánh giá tốt lên; 40,63% doanh nghiệp giữ ổn định; 46,88% số doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh khó khăn hơn.

Trong đó, chia theo hình thức sở hữu: Khu vực FDI 60% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất giữ ổn định, 40% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước: 14,81% đánh giá tốt lên và 37,04% giữ ổn định, 48,15% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn quý trước. 

Chia theo ngành kinh tế: sản xuất chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất phương tiện vận tải khác là 2 ngành với 50% trở lên doanh nghiệp đánh giá tốt lên; tiếp đến là sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác với 33% doanh nghiệp đánh giá tốt lên. Sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, in sao chép bản ghi các loại, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn là những ngành với 50% trở lên doanh nghiệp đánh giá ổn định. Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu là những ngành với 100% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.

3. Đầu tư, xây dựng

Ngay từ đầu năm, tỉnh đã đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng, đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, trong đó ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đầu tư các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hiệu quả đầu tư cao, tiếp tục cơ cấu lại đầu tư theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh cho các dự án trọng điểm có tính lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung ưu tiên tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng theo hướng chủ động, linh hoạt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với các dự án nhà nước thực hiện thu hồi đất.

3.1. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh quý IV năm 2024

* Phân theo nguồn vốn: 

Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 8.404,7 tỷ đồng, tăng 14,73% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện đạt 1.903,6 tỷ đồng, tăng 14,53%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngoài Nhà nước quý IV năm 2024 đạt 6.499,8 tỷ đồng, tăng 14,98% . Trong đó, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện đạt 4.076,3 tỷ đồng, vốn đầu tư của khu vực dân cư đạt 2.689,3 tỷ đồng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quý IV năm 2024 đạt 1,3 tỷ đồng.

* Phân theo khoản mục đầu tư: 

Đầu tư xây dựng cơ bản quý IV năm 2024 đạt 6.393,1 tỷ đồng, chiếm 78,07%; đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản ước đạt 1.313,4 tỷ đồng, chiếm 15,63%; vốn đầu tư sửa chữa lớn nâng cấp tài sản cố định ước đạt 693,3 tỷ đồng, chiếm 8,25%; vốn bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật bằng vốn tự có 4,8 tỷ đồng chiếm 0,06%. 

3.2. Tình hình vốn đầu tư thực hiện quý I năm 2025

Bước sang quý I năm 2025, ngay từ quý đầu năm trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình, dự án có tổng mức đầu tư lớn được khởi công xây dựng hứa hẹn một năm thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội việc làm các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh. Các dự án có quy mô lớn đang khẩn trương thi công trên địa bàn tỉnh như: Dự  án Nhà máy nhiệt điện Na Dương II với tổng mức đầu tư 4.089 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn do Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam – Singapore làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 6.321 tỷ đồng; dự án khu đô thị phía đông thị trấn Đồng Mỏ do Công ty cổ phần may - Diêm Sài Gòn làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư 1.554 tỷ đồng; dự án Công viên logistics Viettel do tập đoàn công nghiệp - Viễn thông quân đội làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm xã Lâm Ca, huyện Đình Lập có tổng vốn đầu tư là 230 tỷ đồng; dự án Khu đô thị mới Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng có tổng vốn đầu tư 1.989 tỷ đồng; 

* Phân theo nguồn vốn: 

Vốn đầu tư thực hiện quý I năm 2025 ước đạt 4.975 tỷ đồng, tăng 13,46%  so với cùng kỳ. Trong đó, vốn Nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.271,2 tỷ đồng, tăng 11,97%  so với cùng kỳ. Vốn ngoài Nhà nước 3.703,2 tỷ đồng, tăng 13,97% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 643 triệu đồng.

 

* Phân theo khoản mục đầu tư: 

Đầu tư xây dựng cơ bản quý I năm 2025 ước đạt 4.076,7 tỷ đồng, chiếm 81,94%; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản ước đạt 579,4 tỷ đồng, chiếm 11,65%; vốn đầu tư sửa chữa lớn nâng cấp tài sản cố định ước đạt 316 tỷ đồng, chiếm 6,35%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động ước đạt 3 tỷ đồng chiếm 0,06%.

3.3. Các công trình trọng điểm mới khởi công trên địa bàn 

- Dự án tuyến Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT (nguồn vốn Nhà nước do địa phương quản lý), công trình có tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng, lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 3/2025 đạt 16,52% so với kế hoạch.

- Dự án Đường giao thông kết nối Quốc lộ 4B đến Quốc lộ 18, huyện Đình Lập: Tổng mức đầu tư 338,9 tỷ đồng, lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 3/2024 đạt 68,90% kế hoạch. 

- Dự án xây dựng mở mới tuyến đường liên xã từ thị trấn Chi Lăng vào xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, công trình có tổng mức đầu tư 164,3 tỷ đồng, lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 3/2025 đạt 35,04% so với kế hoạch. 

3.4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Từ đầu năm đến hết tháng 02/2025, có 108 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 77,59% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 887,2 tỷ đồng, giảm 20,18% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động 243 doanh nghiệp tăng 17,96%, doanh nghiệp thông báo giải thể 20 doanh nghiệp giảm 28,57% so với cùng kỳ.

4. Tài chính, ngân hàng

4.1. Tài chính1

- Về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Ngay từ đầu năm, Sở Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; đôn đốc, chỉ đạo phân bổ, cam kết giải ngân kế hoạch đầu tư công và vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch và nhiệm vụ chi khác năm 2025. Xác định giá trị xử lý vi phạm hành chính, giá bán hàng hóa tịch thu; định giá tài sản trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra; thẩm định giá mua sắm hàng hóa, dịch vụ; thẩm định hệ  số điều chỉnh giá đất, giá đất cụ thể theo quy định. Tiếp tục triển khai  các nhiệm vụ tại  Kế  hoạch triển khai tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; tham mưu điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách, tham gia tổ thẩm định chế độ chính sách tinh giản biên chế và tham mưu phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất đối với các cơ quan, đơn vị thực  hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện tháng 3 năm 2025 là 872,6 tỷ đồng (thu nội địa 272,6 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 600,0 tỷ đồng).

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện quý I năm 2025 là 2.666,8 tỷ đồng,  đạt 29,3% so với dự toán Trung ương giao, đạt 26,8% so với dự toán tỉnh giao, tăng 24,8% so với cùng kỳ, trong đó:

+ Thu nội địa: 890,0 tỷ  đồng, đạt 33,6% so với dự toán Trung ương giao, đạt 25,5% dự toán tỉnh giao, tăng 31,7% so với cùng kỳ. Do các hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định và tăng trưởng. Những tháng đầu năm, hoạt  động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động gắn với các Lễ  hội, các hoạt động  văn hoá, văn  nghệ, thể  dục, thể thao mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 1.774,9 tỷ đồng, đạt 27,5% so với dự toán giao, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá diễn ra sôi động, thông suốt qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, hàng hóa thông quan thuận lợi.

Các khoản huy động, đóng góp: 1,9 tỷ đồng.

 

- Về chi ngân sách địa phương

Chi ngân sách địa phương được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn, định mức. Đối với chi thường xuyên chủ yếu chi lương, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Chi đầu tư chủ yếu thực hiện thanh toán vốn đối với các công trình đã có khối lượng thực hiện năm 2024 chuyển sang.

Thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách bảo đảm đúng định mức, chế độ; thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện chi trả nợ và kiểm soát nợ công ngay trong dự toán giao đầu năm. Thực hiện chuyển nguồn ngân sách cấp tỉnh năm 2024 theo quy định.

Tổng chi ngân sách địa phương ước tháng 3 năm 2025 thực hiện là 1.220,8 tỷ đồng, đạt 6,5% dự toán giao đầu năm, trong đó: Chi trong cân đối ngân sách địa phương là 1.015,7 tỷ đồng, đạt 7,1% dự toán giao đầu năm; chi các chương trình mục tiêu và một số nhiệm vụ khác là 205,1 tỷ đồng đạt 4,7% dự toán.

Tổng chi ngân sách địa phương ước quý I năm 2025 thực hiện là 2.979,1 tỷ đồng, đạt 15,9% dự toán giao đầu năm, tăng 36,5% so với cùng kỳ, trong đó: Chi trong cân đối ngân sách địa phương là 2.577,1 tỷ đồng, đạt 18% dự toán giao đầu năm, tăng 38,3% so cùng kỳ; chi các chương trình mục tiêu và một số nhiệm vụ khác là 402,0 tỷ đồng đạt 9,2% dự toán, tăng 26,1% so với cùng kỳ.

4.2. Ngân hàng2

Các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2025; tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng, bám sát chủ trương của Chính phủ, định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương; thực hiện tốt công tác huy động vốn, đáp ứng đủ nhu cầu  vốn sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh  nghiệp; tích cực thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận  lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật; tập trung thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia; các chương trình hỗ trợ lãi suất các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ. Ước thực hiện đến 31/3/2025: Tổng huy động vốn ước đạt 52.880 tỷ đồng, tăng 4,11% so với 31/12/2024. Dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn ước đạt 45.750 tỷ đồng, tăng 0,25% so với 31/12/2024. 

5. Thương mại và dịch vụ

Trong tháng, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều chương trình kích cầu du lịch, cùng với hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn đã thu hút một lượng lớn khách du lịch và người dân đến thăm quan, mua sắm. Đồng thời, các doanh nghiệp, trung tâm thương  mại, hệ thống siêu thị tổ chức nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi nhằm kích thích tiêu dùng của người dân, đặc biệt trong dịp lễ, hội, kỳ nghỉ. Nhờ đó mà các hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí trên địa bàn sôi động trong dịp sau Tết.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 3/2025 đạt 3.531,9 tỷ đồng (chưa bao gồm doanh thu dịch vụ thông tin truyền thông và chuyên môn khoa học), giảm 3,44% so với tháng trước và tăng 13,78% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu quý I/2025 đạt 10.783,1 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ.

Tình hình xuất nhập khẩu3 (XNK) diễn ra tương đối thuận lợi, tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác giám sát quản lý về hải quan, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hoá qua địa bàn. Tại lối thông quan Tân Thanh- Pò Chài hoạt động xuất nhập cảnh cho người và phương tiện chở người đã được khôi phục. Các cửa khẩu Bình Ngi, cửa khẩu phụ Na Hình, Nà Nưa, Pò Nhùng, Co Sâu, Bản Chắt không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu.

Từ 01/01/2025 đến hết ngày 12/3/2025 Tổng kim ngạch hàng hóa (XNK) qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn của tất cả các loại hình XNK ( kinh doanh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, vận chuyển động lập) đạt 13.123,17 triệu USD. Trong đó, kim ngạch hàng hoá XNK mở tìa khai tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đạt 732,34 triệu USD( giảm 15,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó xuất khẩu đạt 587,4 triệu USD ( giảm 60,9% so với cùng kỳ năm trước); nhập khẩu đtạ 2008,2 triệu USD ( tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước). Thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của 351.566 lượt hành khách xuất nhập cảnh( trong đó: khách xuất cảnh: 177.012 lượt, khách nhập cảnh: 174.554 lượt). Thực hiện công tác giám sát quản lý đối với 89.376 lượt phương tiện vận tải qua khu vực biên giới.

5.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

* Tháng 3 so với tháng trước

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3/2025 ước tính đạt 3.112,3 tỷ đồng, giảm 3,37% . Hầu hết các mặt hàng đều giảm do trong tháng vào thời điểm sau Tết nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, trong đó: Nhóm lương thực, thực phẩm giảm 6,24%; nhóm hàng may mặc giảm 8,3%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 4,23%; nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 2,34%; nhóm xăng, dầu các loại giảm 2,28%; nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) giảm 4,62%; nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 1,87%; nhóm hàng hóa khác giảm 0,34%; nhóm dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác giảm 3,81%.

Bên cạnh đó các nhóm hàng hóa tăng do nhu cầu tiêu dùng của người dân như: Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,16%; nhóm ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) tăng 1,94%; nhóm phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) tăng 0,54%.

* Tháng 3 so với cùng kỳ năm trước: 

Doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 15,28%. Các mặt hàng đều có xu hướng tăng không có mặt hàng nào giảm. Cụ thể tăng cao nhất mặt hàng Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 48,25%, tăng thấp nhất hàng may mặc 0.05%.

* Quý I so với cùng kỳ năm trước 

Cộng dồn quý I năm 2025 doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 9.503,5 tỷ đồng, tăng 16,26% so với cùng kỳ.

5.2. Dịch vụ

* Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 3/2025 ước đạt 273,4 tỷ đồng, giảm 5,27% so với tháng trước và tăng 16,78% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 15,8 tỷ đồng, giảm 7% so với tháng trước và tăng 16,77% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 257,6 tỷ đồng, giảm 5,16% so với tháng trước và tăng 16,78% so với cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 881 triệu đồng, giảm 5,74% so với tháng trước và tăng 5,53% so với cùng kỳ.

Cộng dồn quý I năm 2025, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 830,1 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lữ hành cộng dồn quý I đạt 2,7 tỷ đồng, tăng 8,59% so với cùng kỳ.

*  Doanh thu dịch vụ khác: Doanh thu dịch vụ khác tháng 3/2025 ước đạt 145,3 tỷ đồng, giảm 1,23% so với tháng trước và tăng 3,93% so với cùng kỳ.  Lũy kế 3 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 446,8 tỷ đồng, tăng 4,97% so với cùng kỳ. Trong đó, hầu hết nhóm dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ trước như: Dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 1,1%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 6,33%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 1,72%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 16,57%; dịch vụ khác tăng 3,09%.

5.3. Vận tải

Hoạt động vận tải tháng 3/2025 duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực so với tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa được đẩy mạnh, nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao phục vụ các công trình, dự án được triển khai trong quý I. Hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi, lưu lượng xe chở hàng hóa thông quan qua cửa khẩu tăng, nhu cầu lưu bãi cũng như dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng so với cùng kỳ. Ngành thương mại điện tử phát triển nên nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng dẫn đến ngành dịch vụ chuyển phát hàng hóa tăng cao so với cùng kỳ.

Dự ước doanh thu vận tải, kho bãi tháng 3 đạt 236,7 tỷ đồng, tăng 4,62% so với tháng trước và tăng 14,82% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 29,7 tỷ đồng, giảm 2,69% so với tháng trước và tăng 8,36% so với cùng kỳ do nhu cầu đi lại của người dân giảm so với tháng trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 110,5 tỷ đồng, tăng 6,65% so với tháng trước và tăng 15,05% so với cùng kỳ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ cho các công trình đang chuẩn bị thi công; doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 96,2 tỷ đồng, tăng 4,76% so với tháng trước và tăng 16,65% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động bưu chính, chuyển phát ước đạt 0,35 tỷ đồng, tăng 3,45% so với tháng trước và tăng 29,44% so với cùng kỳ.  

Dự ước tổng doanh thu vận tải, kho bãi quý I năm 2025 đạt 687,8 tỷ đồng, tăng 12,25% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 90,2 tỷ đồng, tăng 11,06%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 318,2 tỷ đồng, tăng 11,58%; doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 278,4 tỷ đồng, tăng 13,38%; doanh thu hoạt động bưu chính, chuyển phát ước đạt 1,01 tỷ đồng, tăng 29,65% so với cùng kỳ.

Khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 1,7 triệu hành khách (HK), tăng 7,53% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 107 triệu HK.km, tăng 6,13% so với cùng kỳ.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 0,6 triệu tấn, tăng 15,58% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 173 triệu tấn.km, tăng 14,67% so với cùng kỳ.

6. Chỉ số giá 

6.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2025 so với tháng trước

Trong mức giảm 0,06% của CPI so với tháng trước, khu vực thành thị giảm 0,16%, khu vực nông thôn giảm 0,06%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, gồm 05 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, 04 nhóm hàng có chỉ số tăng giá và 02 nhóm mặt hàng không biến động.

Diễn biến CPI cụ thể:

- Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,3. Trong đó nhóm đồ uống không cồn giảm 0,88% (nước khoáng giảm 0,48%, nước quả ép giảm 1,4%...); rượu bia giảm 0,42% (rượu mạnh giảm 0,15%, rượu vang giảm 1,2%...)

- Chỉ số giá nhóm mũ nón, may mặc, dày dép giảm 0,05%. Trong đó, nhóm hàng may mặc giảm 0,05%, nhóm hàng giầy dép giảm 0,04%...

- Chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 3/2025 giảm 0,04%. Trong đó, nhóm đồ dùng trong nhà giảm 0,02% (quạt điện giảm 0,36%; máy xay sinh tố, ép hoa quả giảm 0,19%...), nhóm này luôn có biến động tăng, giảm do nhu cầu tiêu thụ của người dân và do các siêu thị, các cửa hàng, các hộ kinh doanh cá thể thay đổi chương trình khuyến mại theo nhà phân phối hoặc xả hàng để kích cầu tiêu dùng. 

 

- Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 3/2025giảm 1,38%. Nhóm này giảm chủ yếu ở một số nhóm như: Nhiên liệu giảm 4,48% (xăng giảm 4,5%, dầu diezel giảm 4,91%) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng, dịch vụ giao thông công cộng giảm 1,7% (vận tải hành khách giảm 41,91%).

- Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%, nhóm này giảm chủ yếu ở nhóm thiết bị điện thoại giảm 0,11%;

- Ở chiều ngược lại, 4 nhóm hàng có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,23%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (VLXD) tăng nhẹ, tăng 0,15%; nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,1%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07%. 

- 2 nhóm hàng có chỉ số giá không thay đổi so với tháng trước là nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm giáo dục.

6.2. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2025 so với cùng kỳ

CPI tháng 3/2025 tăng 1,92%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng có 08 nhóm tăng giá, 02 nhóm giảm giá và 01 nhóm giữ nguyên giá. Cụ thể: 

- 08 nhóm tăng giá so với cùng kỳ, gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,13% (lương thực tăng 6,79%; thực phẩm tăng 6,27); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,38%; nhóm may mặc, mũ nón giày dép tăng 0,29; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 2,6%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,32%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,4; nhóm văn hóa giải tri và du lịch tăng 1,25%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,85%.

- Nhóm giao thông giảm 4,54%; nhóm giáo dục giảm 14,57%; nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá không thay đổi so với tháng trước.

6.3. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm 2025 so với cùng kỳ 

Quý I/2025 tăng 2,20%, các nhóm hàng có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng dịch vụ ăn uống tăng 5%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,16%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,41%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 3,09%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,58%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,42%; nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 1,15%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,9%. CPI quý I tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau: 

- Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Lễ ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán tăng cao làm chỉ số giá gạo quý I/2025 tăng 13,26%.

- Chỉ số giá thịt lợn tăng 11,84% do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu phi từ những tháng giữa năm 2024 và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ, hội trong tháng Giêng năm 2025.

- Chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 6% do nhu cầu sử dụng điện tăng và tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá điện bình quân tăng 4,8% từ ngày 11/10/2024.

- Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,4% do giá dịch vụ y tế tăng theo Nghị quyết 28/2024/NQ – HĐND ngày 31/12/2024 của HĐND tỉnh Lạng Sơn, áp dụng từ ngày 01/01/2025.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,17%; nhóm giáo dục giảm 14,52%; nhóm giao thông giảm 2,85% là yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI của quý I/2025.

6.4. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Tháng 3/2025, giá vàng trong nước tiếp tục biến động tăng, giảm theo giá vàng thế giới. Trên xu hướng giá vàng trong nước tăng trong thời gian vừa qua, giá vàng trên địa bàn tăng 5,15% so với tháng trước, tăng 38,94% so với cùng kỳ năm trước, tăng 136,62% so với giá gốc 2019. Chỉ số giá vàng bình quân quý I/2025 tăng 37,25% so với cùng kỳ.

 

Đồng đô la Mỹ tăng 0,93% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,48% và so với năm gốc năm 2019 tăng 10,42%. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân quý I năm 2025 tăng 3,65% so với cùng kỳ.

7. Một số tình hình xã hội 

7.1. Giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội4

* Giải quyết việc làm

Ước giải quyết việc làm mới cho khoảng 4.000 lao động trên địa bàn. Hỗ trợ tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, hỗ trợ 02 doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh; giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.

* Bảo đảm an sinh xã hội

Tiếp nhận, giải quyết chế độ cho người có công với cách mạng và thân nhân, người hoạt động kháng chiến là 223 hồ sơ; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 52 trường hợp; thực hiện chi trả trợ cấp cho 6.972 lượt người có công và thân nhân với kinh phí 22.293,9 triệu đồng; chuyển quà tặng của Chủ tịch nước cho đối tượng là người có công với cách mạng. 

7.2. Hoạt động y tế và sức khỏe cộng đồng5

* Công tác y tế dự phòng 

Trong quý I, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Trong tháng không có dịch bệnh lớn xảy ra, không có tử vong do mắc  bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; các bệnh truyền nhiễm khác phân bố rải rác, không có yếu tố dịch tễ gây dịch hay ổ dịch.

Số trẻ dưới 01 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin (từ 01/02/2025 đến 28/02/2025) là 655/689 trẻ, đạt 95,1%,  cộng dồn là 1.378/1.498 trẻ, đạt 92%. Số trẻ em được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B < 24 giờ trong tháng là  639/739 trẻ, đạt 86,5%; Số phụ nữ có thai tiêm đủ AT2+ trong tháng là 602/8000 người, đạt 75,3%. Duy trì kết quả loại trừ uốn ván sơ sinh theo qui mô huyện ≤ 1 trường hợp/trẻ đẻ sống.

* Công tác khám chữa bệnh

Các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; đảm bảo thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Duy trì thực hiện Đề án 1816, khám chữa bệnh từ xa, đảm bảo y tế cho các sự kiện lớn của tỉnh.

Khám chữa bệnh công lập: Trong tháng khám được 87.319 lượt (cộng dồn đạt 300.076 lượt đạt 20,8% kế hoạch năm), điều trị  nội trú bệnh viện và lưu trú tại trạm y tế  xã đạt 8.554 lượt (cộng dồn 156.030 lượt, đạt 20,4% kế hoạch năm, điều trị ngoại trú 11.228 lượt (cộng dồn 34.764 lượt đạt  37,8% kế hoạch năm).

Khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa ngoài công lập là 25.875 lượt (cộng dồn 78.764 lượt), trong đó: Chuyển tuyến 961 lượt (cộng dồn 3.460 lượt); khám sức khỏe 2.526 lượt (cộng dồn 6.748 lượt), trong đó, khám sức khỏe lái xe 1.571 lượt (cộng dồn 4.397 lượt).

7.3. Giáo dục

Tập huấn kiến thức về Chương trình kiểm tra, đánh giá diện rộng theo kế hoạch của Trung tâm khảo thí quốc gia, Bộ giáo dục đào tạo. Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý văn bằng chứng chỉ theo hình thức trực tiếp. Kết quả, có 34 học sinh đoạt giải quốc gia trong đó có 04 giải nhì, 07 giải ba và 21 giải khuyến khích. Tham gia Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức tỉnh Lạng Sơn có cả 3 tác phẩm đều nhận đạt giải trong đó có giải Nhất, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn đoạt giải toàn đoàn có thành tích xuất sắc trong triển khai, tổ chức.

7.4. Trật tự - An toàn giao thông6

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm. Tháng 3 năm 2025, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông đường bộ; làm 07 người chết, 16 người bị thương. Cộng dồn quý I năm 2025 toàn tỉnh xảy ra 119 vụ tai nạn giao thông làm 24 người chết, 108 người bị thương. Nguyên nhân tai nạn chủ yếu là do phóng nhanh vượt ẩu của người điều khiển phương tiện đã không làm chủ được tốc độ.

7.5. Môi trường

Trong tháng phát hiện 01 vụ vi phạm môi trường, giảm 93,33% so với cùng kỳ, cộng dồn quý I năm 2025 là 26 vụ, giảm 71,43% so với cùng kỳ, do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân. Trong tổng số vụ vi phạm, tháng 3 xử lý 03 vụ, giảm 78,57% so với cùng kỳ, cộng dồn quý I năm 2025 là 15 vụ, giảm 82,35% so với cùng kỳ. Số tiền xử phạt tháng 3 là 65 triệu đồng, cộng dồn quý I năm 2025 là 152 triệu đồng.

7.6.Thiệt hại do thiên tai: Trong quý I, trên khu vực tỉnh Lạng Sơn không xảy ra thiên tai.


[1] Nguồn: Sở Tài chính.

[2] Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn.

[3] Nguồn: Cục Hải quan.

[4] Nguồn: Sở Nội vụ.

[5] Nguồn: Sở Y tế.

[6] Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh.

Tác giả bài viết: Chi cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây