Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, quý II và 6 tháng đầu năm 2021

Thứ hai - 26/07/2021 21:44
Tổng sản phẩm trên địa bàn[1] (GRDP) ước tính 6 tháng đầu năm 2021 tăng 6,72% so với cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,27%, đóng góp 1,15 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,23%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,20%, đóng góp 3,64 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,92%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau nỗ lực nghiên cứu và triển khai tiêm chủng vắcxin phòng dịch Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới. Trong nước, tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố cuối tháng đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2025, có ý nghĩa rất quan trọng để tạo đà cho sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế xã hội” và “vừa phòng chống đại dịch Covid-19”, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2021. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong tháng 6, quý II và 6 tháng đầu năm 2021 như sau:
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn[1] (GRDP) ước tính 6 tháng đầu năm 2021 tăng 6,72% so với cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,27%, đóng góp 1,15 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,23%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,20%, đóng góp 3,64 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,92%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm 2021 sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn ra trong điều kiện tương đối thuận lợi. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế; các loại vật tư, giống cây trồng được cung ứng đầy đủ, giá cả ổn định đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, trong đó đàn lợn tăng cao so với cùng kỳ do dịch tả lợn châu Phi được khống chế, người chăn nuôi yên tâm đẩy mạnh công tác tái đàn, nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được duy trì và phát triển; tăng cường phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Khu vực công nghiệp - xây dựng. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có đặc điểm thuận lợi là lao động chủ yếu là nhân dân địa phương. Công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch Covid-19 thực hiện nghiêm ngặt, tuân thủ khuyến cáo và quy định của Bộ Y tế. 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn ổn định và đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Năm 2021 tập trung chỉ đạo 21 dự án trọng điểm, đối với 06 dự án vốn ngân sách Nhà nước đang được khẩn trương triển khai, song tiến độ còn chậm, gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Tiếp tục triển khai 05 dự án đã được phê duyệt và thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó 01 dự án BOT được chuyển từ Bộ Giao thông vận tải về cho UBND tỉnh làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn).  Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,23% so với cùng kỳ.
Khu vực dịch vụ: Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết đoán, quyết tâm kiểm soát, chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh, dự báo đúng diễn biến của dịch bệnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát và hạn chế thấp nhất lây lan trong cộng đồng; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ tiếp tục được duy trì trong khoảng an toàn. Hầu hết các ngành dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm: Tăng 5,92%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
1.2. Cơ cấu kinh tế
Quy mô GRDP 6 tháng đầu năm 2021 theo giá hiện hành ước tính đạt 17.547 tỷ đồng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,29%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 20,57%; khu vực dịch vụ chiếm 51,24%; thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm chiếm 4,90% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là 23,23%; 20,46%; 51,36%; 4,95%).
                   Cơ cấu và tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2021
vực kinh tế Cơ cấu kinh tế (%) Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%)
Thực hiện 6 tháng 2020 Ước tính 6 tháng năm 2021 Tăng (+), giảm (-) so với cùng kỳ Thực hiện 6 tháng 2020 Ước tính 6 tháng năm 2021 Đóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2021 (điểm phần trăm)
Tổng số 100,00 100,00   2,13 6,72 6,72
I- NLTS 23,23 23,29 +0,06 0,52 5,27 1,15
II- CN-XD 20,46 20,57 +0,11 -1,35 7,23 1,62
III- Dịch vụ 51,36 51,24 -0,12 4,51 7,20 3,64
IV- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,95 4,90 -0,05 1,98 5,92 0,31

2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Tài chính[2]
Công tác quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước được tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ ngay từ đầu năm. Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế toàn tỉnh; triển khai thực hiện nhiều biện pháp đôn đốc, thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; tập trung thực hiện công tác chống thất thu và các Đề án chống thất thu. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, bảo đảm đúng định mức, chế độ; nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ưu tiên các chế độ chi đảm  bảo an sinh xã hội.
* Về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2021 là 5.423 tỷ đồng, đạt 96,2% so với dự toán Trung ương giao, đạt 92,9% so với dự toán tỉnh giao, tăng 78,3% so với cùng kỳ, trong đó:
- Thu nội địa: Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh dần phục hồi, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ dần ổn định, hoạt động du lịch duy trì được tốc độ tăng trưởng. Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Trung ương[3] tiếp tục có hiệu lực đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh, kích cầu và tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho tăng thu NSNN. Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 là 1.420 tỷ đồng, đạt 65,0% so dự toán Trung ương giao, đạt 59,5% so dự toán tỉnh giao, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Ước thực hiện 4.000 tỷ đồng, đạt 115,9% dự toán, tăng 129,4% so với cùng kỳ. Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng do:
+ Những tháng đầu năm dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phục hồi tạo đà cho kim ngạch xuất nhập khẩu của các nhóm hàng nguyên liệu sản xuất tăng. Các cửa khẩu phụ như Na Hình, Pò Nhùng, Cốc Nam hoạt động trở lại, cửa khẩu Chi Ma tăng thời gian thông quan hàng hóa.
+ Công tác chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới được tăng cường, thường xuyên hỗ trợ thu hút, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn.
+ Do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến chi phí vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển tăng cao, sự khan hiếm vỏ container và hạn chế vận tải bằng đường hàng không dẫn đến lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ tăng. Đồng thời, việc giao nhận các đơn hàng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ cuối năm 2020 phải dời đến đầu năm 2021 thực hiện dẫn đến số thu NSNN qua hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao. Một số nhóm mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm 2020 như: nhóm hàng ô tô, sơ mi rơ moóc; nhóm hàng sắt và thành phẩm của sắt; nhóm hàng nhôm và thành phẩm của nhôm; điện thoại di động....
* Về chi ngân sách địa phương: Ước thực hiện tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2021 là 4.622 tỷ đồng, đạt 43,05% dự toán giao, tăng 3,17% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi cân đối ngân sách địa phương: 3.868 tỷ đồng, đạt 43,58% dự toán, tăng 0,81% so với cùng kỳ, cụ thể: Chi đầu tư phát triển: 683 tỷ đồng, đạt 46,66% so với dự toán, tăng 20,13% so với cùng kỳ; Chi thường xuyên là 3.133 tỷ đồng, đạt 43,3% dự toán, giảm 2% so với cùng kỳ; Chi các chương trình mục tiêu, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác là 754 tỷ đồng, đạt 40,51% dự toán, tăng 17,28% so với cùng kỳ.
2.2. Ngân hàng
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ổn định và an toàn, khả năng thanh khoản của các ngân hàng được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế và chi trả cho khách hàng. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Về lãi suất huy động: Lãi suất huy động bằng VNĐ đối với tiền gửi không kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tín dụng ở mức 0,1– 0,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 3,4-4%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng ở mức 4-8%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên khoảng 5,5-8,6%/năm. Lãi suất huy động bằng đồng đô la Mỹ: tối đa đối với cá nhân và tổ chức là 0%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 lĩnh vực ưu tiên[4] tối đa 4,5%/năm; cho vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực không ưu tiên ở mức 6-13,5%/năm; cho vay ngắn hạn khác (tiêu dùng, thấu chi, thẻ tín dụng,…) ở mức 10,5-18%/năm; cho vay trung, dài hạn sản xuất kinh doanh ở mức 10,5-16,1%/năm; cho vay trung dài hạn khác (tiêu dùng, thấu chi, thẻ tín dụng,…) ở mức 11-19%/năm.
Ước thực hiện đến 30/6/2021: Tổng huy động vốn tại các ngân hàng thương mại ước đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng ước đạt 34.070 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
3. Chỉ số giá
3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Giá thịt lợn và các loại thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 giảm 0,25% so với tháng trước, tăng 0,56% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 giảm 0,26%; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 0,07%. Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng, dầu trong 6 tháng đầu năm cũng là nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021. 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 giảm 0,25% so với tháng trước. Trong 11 nhóm mặt hàng chính có 2 nhóm hàng giảm; 5 nhóm hàng tăng so với tháng trước, trong đó:
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,26% : Giảm chủ yếu ở những mặt hàng thực phẩm, so với tháng trước giảm 1,75%, trong đó: Giá thịt gia súc tươi sống giảm 2,96%, nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung tăng cao, riêng giá thịt lợn giảm 4,85% do hiện nay, dịch bệnh trên đàn lợn cơ bản đã được khống chế, giá bán sản phẩm ổn định, người chăn nuôi yên tâm tái đàn, giá thịt lợn bán lẻ trên thị trường bình quân dao động ở mức từ 117.000đ/kg – 140.000đ/kg (giảm từ 2.000đ/kg – 5.000đ/kg so với tháng trước). Giá thịt lợn giảm kéo theo giá thịt chế biến giảm. Giá thịt gia cầm tươi sống giảm 0,67%; giá trứng các loại giảm 0,54%, không có dịch bệnh, tạo điều kiện đàn gia cầm phát triển. Giá rau tươi giảm 0,89%, giảm ở các mặt hàng đang thu hoạch như rau muống, đỗ quả tươi, rau dạng củ... Trong nhóm, giá hoa quả tươi cũng giảm 4,46% chủ yếu ở các mặt hàng nông sản như dứa, vải, nhãn, dưa hấu … do ảnh hưởng của dịch bệnh, người nông dân gặp khó khăn trong vận chuyển sản phẩm ra ngoài tỉnh để tiêu thụ.
+ Lương thực giảm 0,24%: Chỉ số giá nhóm lương thực giảm chủ yếu ở mặt hàng gạo, bột mì và ngũ cốc khác trong đó mặt hàng gạo giảm 0,39%; ngô giảm 3,21% do lượng sản phẩm dư thừa ở cuối vụ, chất lượng sản phẩm không cao nên giá thành sản phẩm giảm.
+ Ăn uống ngoài gia đình không thay đổi so với tháng trước: Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong tháng, trên bàn tỉnh tỉnh một số địa phương đang thực hiện cấm tụ tập đông người, các nhà hàng, hàng ăn uống hầu như đóng cửa hoặc chỉ bán mang về.
- May mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,03%: Chỉ số giá nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép giảm với tháng trước chủ yếu giảm ở các mặt hàng như: quần áo ấm, găng tay, bít tất, khăn quàng, mũ...
- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,54%:
+ Chỉ số giá nhóm hàng trên biến động tăng chủ yếu ở một số mặt hàng sau: Giá điện sinh hoạt tăng 0,46%, so với tháng trước nhu cầu tiêu thụ điện của người dân có phần tăng do thời tiết nắng nóng. Giá dầu hỏa tăng 4,36%, do trong kỳ liên Bộ Công thương – Tài chính điều chỉnh giá vào 11/6 theo diễn biến giá dầu của thế giới. Giá gas tăng 4,17% (tăn 15.000 đồng/bình 12 kg), nguyên nhân giá gas tháng 6 tăng là do giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến về giá gas thế giới, nhà cung cấp thế giới công bố giá gas bình quân là 527,5 USD/tấn, tăng 42,5 USD/tấn so với tháng trước.
+ Giá nước sinh hoạt tăng 0,32%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,46%, trong đó, tăng chủ yếu là giá thép và xi măng (nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh) nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức tăng chỉ số giá chung của nhóm. Các mặt hàng khác trong nhóm giá ổn định.
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,15%: Những mặt hàng trong nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng chủ yếu ở các mặt hàng phục vụ mùa Hè như: Máy điều hòa, tủ lạnh, quạt điện...
- Nhóm giao thông tăng 1,02%:
 + Chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 2,98% so với tháng trước. Do trong kỳ có điều chỉnh giá xăng vào 15 giờ 00 ngày 11/6, trong đó: Giá xăng A95 III là 20.325đ/lít tăng 547đ/lít so với tháng trước, giá dầu Diezen là 15.491đ/lít tăng 609đ/lít so với tháng trước. Giá xăng dầu trong tháng tăng do hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều nước trên thế giới đã phục hồi sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu sử dụng xăng dầu trên thế giới tăng mạnh, đã tác động đến giá xăng dầu tăng trong thời gian qua. Dự kiến ngày 26/6 giá xăng dầu trong tháng sẽ thay đổi theo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) công bố.
+ Giá vé tàu hỏa tăng 5,14%; giá vé máy bay giảm 37,77%: tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, mọi hoạt động di chuyển, của người dân hạn chế nên giá dịch vụ giao thông giảm so với tháng trước. Các mặt hàng còn lại của nhóm giá ổn định.
Ngoài ra 04 nhóm hàng không thay đổi giá so với tháng trước gồm: Đồ uống và thuốc lá; thuốc và dịch vụ y tế; nhóm giáo dục; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác. 
CPI tháng 6/2021 giảm 0,26% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của một số nhóm hàng sau: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 6,61% (do giá thịt lợn và thịt chế biến giảm 10,16%); Nhóm may mặc, mũ nón giày dép giảm 0,13%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,03%.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 0,79%; quý II tăng 0,66% so với cùng kỳ) do ảnh hưởng của một số nhóm hàng sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 2,94%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,35%; Nhóm may mặc, mũ nón, giầy, dép giảm 0,42%; Nhóm hàng thiết bị đồ dùng gia đình giảm 0,18%. Các nhóm hàng còn lại ổn định so với cùng kỳ; riêng nhóm giao thông tăng 7,26% do ảnh hưởng của biến động giá xăng, dầu trong kỳ.
3.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
- Chỉ số giá vàng so với tháng trước tăng 0,38%: Trong tháng giá vàng thế giới biến động mạnh hơn các tháng trước, thị trường vàng trong nước giao dịch điều chỉnh giá tăng, giảm theo giá thị trường. Giá vàng trong nước so với cùng kỳ năm trước tăng 8,53%, tăng 34,11% so với năm gốc 2019 và bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 15,19% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 2,08% so với tháng trước: Tăng 0,64% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,95% so với năm gốc 2019 và bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,9% so với cùng kỳ.
4. Đầu tư - Xây dựng
Vốn đầu tư thực hiện tiếp tục được các cấp, các ngành nỗ lực tập trung thực hiện trong bối cảnh dịch Covid -19 đang bùng phát lần thứ 4 nhằm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh vừa tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ  tầng đồng bộ. Phát huy hiệu quả Quỹ phát triển đất, đầu tư các điểm tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thành giải phóng mặt bằng, triển khai thi công đạt trên 50% khối lượng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B từ  Km3+700-Km18. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Tiểu dự  án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn); các dự án khu đô thị mới (như: Mai Pha, Nam Hoàng Đồng, thị trấn Hữu Lũng, thị trấn Đồng Mỏ…) và các công trình, dự án trọng điểm như: Công trình dự án CATALAN BOULEVARD với tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng, dự ước 6 tháng đầu năm 2021 công trình hoàn thành được 2/3 tiến độ. Dự án Nhà ở xã hội số 2 với tổng mức đầu tư 708 tỉ đồng hiện nay nhà đầu tư đã thực hiện thi công xong các tuyến đường nội bộ, đang thi công các công trình cấp, thoát nước, cấp điện; triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2021 – 2025.
4.1. Dự ước vốn đầu tư thực hiện quý II và 6 tháng đầu năm 2021
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý II năm 2021 ước đạt 3.579 tỷ đồng, tăng 17,14% so với cùng kỳ, cụ thể: vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện ước đạt 840 tỷ đồng tăng 3,29% so với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước thực hiện ước đạt 2.481 tỷ đồng, tăng 22,48%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 18 tỷ đồng tăng 15,09% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt ước đạt 6.793,6 tỷ đồng, tăng 12,27% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 8,7% trong GRDP, bao gồm:
- Vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Thực hiện ước đạt 1.745,8 tỷ đồng, tăng 7,60% so với cùng kỳ. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 6 tháng ước tính đạt 1.268,9 tỷ đồng, bằng 43,58% kế hoạch năm và tăng 2,58% so với cùng kỳ, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 513 tỷ đồng, bằng 54,06% kế hoạch năm và tăng 5,29% so cùng kỳ. Riêng vốn nước ngoài (ODA) của tỉnh hiện nay thực hiện giải ngân thấp so với kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công nói chung do chưa giải phóng xong mặt bằng, giá đất thu hồi để đền bù chưa có mức để chi trả.
- Vốn ngoài Nhà nước: Lạng Sơn tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp như: Công ty Phú Thái Holdinqs (Catalan Phú Thái) với dự án gồm shophouse, biệt thự liền kề được quy hoạch phát triển trên khu đất rộng 15.486 m2 (dự án được xây dựng trên địa bàn thuộc khối 8, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn), tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng. Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam (Thành viên của APEC Group)  với dự án thương mại dịch vụ, căn hộ và khách sạn 5 sao (dự án được xây dựng tại khu đất Nhà máy xi măng Lạng Sơn (cũ), nằm cạnh quốc lộ 1, thuộc thôn Phai Duốc, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn), bao gồm tổ hợp nhà phố thương mại và khu căn hộ, trung tâm thương mại với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Công ty Cổ phần NNP và Công ty Cổ phần CDC Hà Nội với Dự án nhà ở xã hội số 2, dự án có diện tích sử dụng đất hơn 1,85 ha tại phường Đông Kinh, quy mô xây dựng 4 tòa nhà chung cư 18 tầng và 41 căn nhà ở liền kề, tổng diện tích sàn xây dựng gần 1 ha, tổng mức đầu tư dự án hơn 700 tỷ đồng… Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngoài Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 5.012 tỷ đồng, tăng 14,02%. Trong đó, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện ước đạt 2.463,9 tỷ đồng; vốn đầu tư của khu vực dân cư ước đạt 2.548,1 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 35,8 tỷ đồng, tăng 8,70% so với cùng kỳ.
4.2 Tiến độ thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh:
- Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4B (đoạn km3+700-km18): Công trình có tổng mức đầu tư 988,2 tỷ đồng. Lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 6/2021 ước thực hiện được 181 tỷ đồng, đạt 18,31% kế hoạch.
- Dự án đường giao thông Khu phi thuế quan, huyện Văn Lãng: Công trình có tổng mức đầu tư 255,1 đồng. Lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 6/2021 ước thực hiện được 199,1 tỷ đồng, đạt 78,04% kế hoạch.
- Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn - tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn (4 hợp phần): Công trình có tổng mức đầu tư 1.377,6 tỷ đồng. Lũy kế vốn thực hiện từ khi khởi công dự án đến tháng 6/2021 ước thực hiện được 312 tỷ đồng, đạt 22,64% kế hoạch.
Trong thời gian tới các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần tích cực và quyết liệt trong công tác triển khai, thi công, tăng nhanh khối lượng thực hiện, khẩn trương triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch vốn đã được giao.
5. Hoạt động của doanh nghiệp
5.1 Tình hình đăng ký kinh doanh
Từ đầu năm đến hết tháng 5/2021, trên địa bàn tỉnh đã có 221 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 46,35% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 1.824 tỷ đồng, tăng 57,51% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động 106 doanh nghiệp, tăng 27,71%. Doanh nghiệp thông báo giải thể 70 doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài, tăng 191,6% so với cùng kỳ.
5.2 Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá chung về xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II/2021 so với quý trước: có 23,53% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn; 44,12% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn và 32,35% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Theo đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì yếu tố nhu cầu thị trường trong nước thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 41,94%), tiếp đến là yếu tố ảnh hưởng của dịch Covid-19 (chiếm 19,35%). Dự kiến quý III/2021 so với quý II/2021 có 41,18% số doanh nghiệp cho rằng xu hướng sẽ tốt lên; 8,82% số doanh nghiệp dự báo kém đi và 50% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động xây dựng, xu hướng tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quý II/2021 khó khăn hơn so với quý I/2021. Đánh giá tình hình hoạt động xây dựng quý II/2021 có 13,75% doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn; 53,75% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn, 32,5% doanh nghiệp đánh giá tình hình không đổi so với quý trước.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2021 được các cấp, các ngành quan tâm triển khai đồng bộ, các loại vật tư, giống cây trồng được cung ứng đầy đủ, giá cả ổn định đáp ứng được nhu cầu của người dân; công trình thủy lợi được nâng cấp sửa chữa nhà nước hỗ trợ vật tư kỹ thuật người dân tham gia lao động. Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030” tiếp tục được triển khai, sản phẩm dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương. Hiện nay, cây trồng vụ Xuân bắt đầu cho thu hoạch, chủ yếu là ngô, thuốc lá, ớt, rau đậu các loại. Đối với diện tích chưa được thu hoạch đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển, người dân tiếp tục tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Kết hợp với làm đất, gieo mạ chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa kịp thời vụ và gieo cấy lúa mùa sớm.
6.1. Nông nghiệp
6.1.1. Cây  hằng năm
* Tình hình sản xuất các loại cây trồng hằng năm vụ Đông - Xuân 2021: Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm vụ Đông - Xuân năm 2021 sơ bộ thực hiện được 47.031,76 ha, giảm 0,67% so với cùng kỳ, diện tích gieo trồng giảm chủ yếu ở cây lúa và cây ngô cụ thể:
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng sơ bộ thực hiện 15.006,11 ha, giảm 3,74% (-583,47 ha). Diện tích gieo trồng cây lúa giảm do thời tiết đầu vụ mưa ít nên người dân không chủ động được nguồn nước, một số diện tích đã chuyển đổi sang trồng cây hằng năm khác, đồng thời do ảnh hưởng của giá nhựa thông, hoa hồi tăng cao so với cùng kỳ nên nhiều hộ dân đã giảm diện tích gieo trồng lúa vụ Đông – Xuân để đi thu nhặt hoa hồi và khai thác nhựa thông. Hiện nay cây lúa đang bước vào giai đoạn chín, ít sâu bệnh cây sinh trưởng, phát triển tốt. Năng suất lúa sơ bộ đạt 51,54 tạ/ha, tăng 0,87% so với cùng kỳ, do người dân sử dụng giống lúa chất lượng, cho năng suất cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn như giống lúa CR203, Kim cương 90, Khang dân...và chủ động phòng chống sâu bệnh kịp thời. Sản lượng lúa đạt 77.339,91 tấn, giảm 2,9% so với cùng kỳ.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng sơ bộ thực hiện 13.227,18 ha, giảm 6,74%. Diện tích ngô trồng giảm do giá bán thấp, dao động từ 5.000 -7.000 đồng/kg nên người dân chuyển sang trồng cây thạch đen, cây thuốc lá mang lại giá trị kinh tế cao hơn; một số bãi đất cao người dân chuyển sang trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả đã khép tán nên không tận dụng trồng xen được cây ngô. Năng suất sơ bộ đạt 51,45 tạ/ha, tăng 0,01%, sản lượng ngô sơ bộ đạt 68.053,84 tấn, giảm 6,73% so với cùng kỳ.
- Cây thạch đen: Trồng tập trung chủ yếu ở huyện Tràng Định và huyện Bình Gia, diện tích gieo trồng sơ bộ thực hiện được 2.481,29 ha, tăng 52,63%, do giá bán thạch đen cao. Hiện nay trên địa bàn huyện Tràng Định có công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Xuất nhập khẩu Đức Quý thu mua cây thạch đen và xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc, sản phẩm thạch đen dạng bột của công ty được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Năng suất sơ bộ đạt 50,91 tạ/ha, tăng 0,03%, sản lượng sơ bộ đạt 12.632,25 tấn, tăng 52,68% so với cùng kỳ.
6.1.2. Cây lâu năm
Toàn tỉnh ước tính diện tích cây lâu năm 6 tháng đầu năm 2021 đạt 50.169,85 ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Cây ăn quả là 17.142,76 ha, chiếm 34,17% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 0,9%. Cây chè 596,03 ha, tăng 2,58%. Cây gia vị, dược liệu lâu năm là 31.623,36, chiếm 63,04% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 1,77%. Cây lâu năm khác 758,55 ha, giảm 3,12% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể một số nhóm cây và loại cây lâu năm hiện có như sau:
* Cây ăn quả: Cây chuối diện tích hiện có 1.320,11 ha, giảm 1,84%; sản lượng thu hoạch 4.916,9 tấn, giảm 3,05% so cùng kỳ năm trước. Cây xoài diện tích hiện có 407,33 ha, giảm 1,56%. Cây dứa diện tích hiện có 257,08 ha, giảm 3,43%. Cây vải 1.629,41 ha, giảm 2,97%; trong vài năm gần đây, cây vải không cho hiệu quả kinh tế cao chủ yếu là bán lẻ tại địa phương, thị trường tiêu thụ ít. Ước tính sản lượng vải đạt 8.831,66 tấn, giảm 25,35%. Cây nhãn diện tích hiện có 1.173,9 ha, giảm 0,14% so với cùng kỳ. Cây thanh long với diện tích hiện có 88,03 ha, tăng 6,09% so với cùng kỳ, giống thanh long ruột đỏ thích hợp với điều kiện tự nhiên cho năng suất cao. Cây cam 723,18 ha, tăng 0,9%; giống cam được trồng chủ yếu là cam đường canh, cam Vinh do cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên nên sinh trưởng, phát triển tốt. Cây bưởi 1.488,16 ha, tăng 0,86%, diện tích bưởi tăng nhiều do giá trị kinh tế của quả bưởi đem lại mức thu nhập cao, hiện nay được trồng nhiều ở huyện Chi Lăng, Hữu Lũng. Diện tích cây na là 3.684,58 ha, tăng 2,21%, trồng chủ yếu ở 02 huyện Chi Lăng (1.988,03 ha) và Hữu Lũng (1.595 ha), do có chất đất phù hợp, cho chất lượng quả ngon, đem lại giá trị kinh tế của cho người nông dân.
* Cây công nghiệp lâu năm:
- Cây hồi 31.181,95 ha, tăng 1,74%. Những cây hồi có năng suất và chất lượng sản phẩm kém hiệu quả người dân đã chặt bỏ, bổ sung trồng mới nên làm tăng diện tích. Sản lượng thu hoạch trong 6 tháng đầu năm 2021(hồi tứ quý) ước đạt 3.532,33 tấn, tăng 16,92% do năm nay hồi tứ quý sai quả.
- Diện tích chè 596,03 ha, tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích trồng chè búp là chủ yếu với 516,22 ha, chiếm khoảng 87% trong tổng diện tích chè, tăng 0,09%. Cây chè búp trồng chủ yếu ở huyện Đình Lập (278,5 ha), ngoài ra còn trồng ở các huyện Lộc Bình, Bình Gia, Bắc Sơn. Sản lượng ước đạt 1.446,84 tấn, giảm 1,79% do nhiều cây trồng mới chưa cho sản phẩm.
6.1.3. Chăn nuôi
* Tình hình sản xuất: Dự ước trong 6 tháng đầu năm 2021 tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có xu hướng giảm về số lượng đàn trâu, tăng tổng đàn bò; tổng đàn gà, vịt tiếp tục phát triển ổn định; tổng đàn lợn tăng cao so với cùng kỳ do dịch tả lợn Châu Phi được khống chế, người chăn nuôi yên tâm đẩy mạnh công tác tái đàn. Cụ thể:
- Ước tổng đàn trâu: 77.100 con, giảm 4,97% so với cùng kỳ năm trước. Tổng đàn trâu toàn tỉnh giảm dần do hiệu quả kinh tế không cao và môi trường chăn thả bị thu hẹp; đa số diện tích đất canh tác hiện nay đều sử dụng máy móc thay cho sức cày kéo của trâu. Các hộ dân chủ yếu nuôi trâu với mục đích bán thương phẩm.
- Ước tổng đàn bò: 33.500 con, tăng 0,04% so với cùng kỳ năm trước. Đàn bò của tỉnh duy trì xu hướng tăng do có thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán thịt bò hơi ở mức cao. Đồng thời có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân về nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương. Nhiều mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt, kết hợp xử lý chất thải làm phân bón hữu cơ đã đem lại hiệu quả kinh tế.
- Ước tổng đàn lợn: 114.990 con, tăng 11,98% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng đàn lợn thịt: 88.508 con, tăng 7,33%; đàn lợn nái là 11.954 con, tăng 20,58% so với cùng kỳ năm trước, giúp chủ động được nguồn cung con giống cho việc tái đàn. Tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh cơ bản được khống chế, các cơ sở chăn nuôi yên tâm tái đàn và tăng quy mô đàn, nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được duy trì và phát triển; tình hình kiểm soát dịch bệnh ngày càng chủ động. Tiếp tục đẩy mạnh tái đàn ở các doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại và hộ chăn nuôi có quy mô lớn, đủ điều kiện áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát tốt dịch bệnh, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Ước tính tổng đàn gia cầm: 5.444,72 nghìn con, tăng 11,45%. Trong chăn nuôi các loại gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng phát triển đàn gà, vịt, giảm chăn nuôi đàn ngan, ngỗng do điều kiện chăn thả và nhu cầu của thị trường. Ước tổng đàn gà: 4.685,78 nghìn con, tăng 12,82% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của gia cầm đạt 7.775 tấn. Sản lượng trứng gia cầm đạt 28 triệu quả.
* Tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm: Bệnh dịch tả lợn châu Phi: Xảy ra tại 1.029 hộ/276 thôn/99 xã/11 huyện, thành phố. Số lợn chết, buộc phải tiêu hủy là 3.463 con, tương đương với trọng lượng 196,4 tấn (Gồm: 2.730 lợn nái, đực giống với trọng lượng 101,5 tấn; 733 lợn thịt, lợn con với trọng lượng 94,9 tấn). Bệnh viên da nổi cục trên trâu bò: Xảy ra tại 372 hộ trên 167 thôn trên 74 xã và 10 huyện tổng số bò mắc bệnh 870 con (09 con trâu và 861 con bò). Chết, tiêu hủy 62 con (01 con trâu và 61 con bò) với tổng trọng lượng 12,3 tấn. Bệnh dại: trong tháng dịch xảy ra tại 02 hộ/02 thôn/02 xã của 02 huyện (Thành phố Lạng Sơn và huyện Hữu Lũng). Bệnh lở mồm long móng: Xảy ra tại 02 hộ/01 thôn thuộc xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng. Tổng số gia súc mắc bệnh là 09 trâu.
6.2. Lâm nghiệp
6.2.1. Công tác trồng rừng
Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, diện tích rừng trồng mới đạt 6.345,62 ha, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Diện tích rừng sản xuất trồng mới: Ước đạt 6.272,41 ha, tăng 3,99%. Số cây trồng phân tán thực hiện được 1,36 triệu cây (quy đổi ra ha tương đương 680 với  ha), tăng 4,25% so với cùng kỳ năm trước.
6.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ rừng
Các ngành chức năng tăng cường bám sát địa bàn, chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương cơ sở thường xuyên duy trì chế độ trực, gác lửa rừng tại các xã trọng điểm, theo dõi cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh; đôn đốc các chủ rừng thực hiện nghiêm túc phương án quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ. Trong kỳ đã phát hiện và xử lý 02 vụ phá rừng trái pháp. Do thời tiết diễn biến phức tạp, hanh khô kéo dài trong những tháng đầu năm, đã xảy ra 16 vụ cháy rừng, tăng 15 vụ so với cùng kỳ; diện tích thiệt hại 27,021 ha rừng, tăng 26,1 ha.
6.2.3. Khai thác và thu nhặt lâm sản
Sản lượng gỗ khai thác 6 tháng đầu năm 2021 đạt 76.566,04 m3, tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là gỗ nhóm 4 và nhóm 6. Sản lượng củi khai thác và tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 679,0 nghìn ste, giảm 0,23% so với cùng kỳ năm trước. Khai thác củi tập trung chủ yếu ở khu vực cá thể, được dùng cho mục đích đun nấu và một phần được tiêu thụ trên thị trường. Khai thác củi giảm chủ yếu do đời sống người dân tăng, đã thay thế đun củi bằng ga để giảm ô nhiễm môi trường.
6.3. Thuỷ sản
6.3.1. Nuôi trồng thủy sản 
Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay ước đạt 882,04 ha, tăng 0,05% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 746,27 tấn, tăng 1,12%  so với cùng kỳ năm trước. Phong trào nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục có chiều hướng phát triển, có nhiều hợp tác xã nuôi trồng thủy sản phát triển, vùng nuôi tập trung như hợp tác xã cá lồng Tân Minh (huyện Văn Quan), hợp tác xã thủy sản Hồng Phong và hợp tác xã Tam Hoa (huyện Bắc Sơn)...
6.3.2. Khai thác thủy sản
Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 146,98 tấn, tăng 1,25%. Trong đó, sản lượng khai thác cá là 94,63 tấn, tăng 0,72% do mực nước trên các sông, suối, lòng hồ ổn định. Ở những huyện có nhiều nguồn sông, suối người dân tranh thủ lúc thời vụ nông nhàn để khai thác, vừa để cải thiện bữa ăn vừa để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra bà con còn tận dụng lòng hồ thủy điện Thác Xăng (huyện Văn Lãng) đầu tư phương tiện đánh bắt với khoảng 63 chiếc thuyền, bè các loại phục vụ công việc khai thác thủy sản.
7. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 6 tháng đầu năm 2021 có dấu hiệu phục hồi tương đối tốt trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Đợt dịch lần thứ 4, với biến chủng phức tạp, nguy cơ lây lan nhanh hơn các đợt dịch trước, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, tỉnh Lạng Sơn đã và đang kiểm soát khá tốt nguy cơ lây lan dịch bệnh, duy trì được các hoạt động phát triển kinh tế. Riêng địa bàn huyện Hữu Lũng, thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 31/5/2021 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ nên đã phần nào ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện trong tháng 6 năm 2021.
7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2021 so với tháng trước
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6 tăng 1,03%: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 6,91%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,86%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 0,99%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 4,99%.
Công nghiệp khai khoáng: Khai thác than tăng 5,56%; khai khoáng khác (sản phẩm đá xây dựng khác) giảm 18,32%, do một số doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn huyện Hữu Lũng tạm nghỉ, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Công  nghiệp chế biến chế tạo: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,01%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 27,24%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 36,34%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 16,82%; sản xuất máy bơm tăng 12,78%; xe điện tăng 10,2%. Một số ngành sản xuất có chỉ số giảm do các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng, thực hiện giãn cách xã hội, theo báo cáo doanh nghiệp dự tính trong tháng 6 không sản xuất: Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 6,72%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 14,89%.
Ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số tăng 0,99%: Sản lượng điện sản xuất tăng 0,64%; điện thương phẩm tăng 3,03% so với tháng trước. Ngành điện với những biện pháp cung cấp điện đảm bảo an toàn, ổn định lưới điện, đảm bảo cung cấp điện phục vụ nhu cầu của nhân dân trong mùa nắng nóng.
Ngành xử lý và cung cấp nước vẫn cung cấp đủ nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư so với tháng trước tăng 3,07%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 1,08%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 1,81% so với tháng trước.
7.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2021 so với cùng kỳ
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6 năm 2021 tăng 4,26%. Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 5,55%, giảm chủ yếu ở sản phẩm đá xây dựng; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,42%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,88%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 7,32% so với cùng kỳ.
Ngành công nghiệp khai khoáng: Hoạt động khai thác than giảm 1,41%; hoạt động khai thác đá giảm 10,02% do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số tăng khá so với cùng kỳ do một số sản phẩm trọng điểm có mức tăng khá như ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 14,44%; sản xuất kim loại tăng 133,52% do doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua các đại lý phân phối. Tuy nhiên, có ngành sản xuất có chỉ số giảm như ngành sản xuất sản phẩm điện tử giảm 4,36%, do có doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty TNHH, trong tháng giảm công suất sản xuất; ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 9,04% (do thực hiện giãn cách xã hội Công ty TNHH lâm sản Woodman chỉ sản xuất đạt 50% công suất).
Ngành sản xuất và phân phối điện: Sự tăng giảm sản lượng phụ thuộc vào lệnh điều độ sản xuất của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Sản lượng điện sản xuất tháng 6/2021 giảm 1%; điện thương phẩm tăng 0,06% so với cùng kỳ, đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 7,32%, cụ thể: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 2,91%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 4,93%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 11,75%. Hoạt động thu gom rác thải, tái chế phế liệu tăng do các Hợp tác xã thu gom rác thải ở các huyện mở rộng hoạt động thu gom rác đến một số xã xung quanh thị trấn.
7.3. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2021 so với cùng kỳ
Tính chung 6 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 5,43%. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 3,28%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,69%, sản xuất và phân phối điện giảm 1,89%, cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 6,03%.
Có 23/26 ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng, do 6 tháng đầu năm 2020 trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đạt 50 - 60% công suất (Trong tháng 4/2020 thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, chuỗi sản xuất bị đứt gãy). Các ngành có mức tăng cao như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 67,35%; sản xuất kim loại tăng 57,28%; chế biến, chế tạo khác tăng 45,23%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 29,08%. Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như: Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 6,45%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,89%, nguyên nhân do điều tiết từ Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia đưa hệ thống điện mặt trời vào khai thác sử dụng.
Đối với 4 ngành công  nghiệp trọng điểm của tỉnh, chỉ số ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 7,72%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 29,08%; khai thác than cứng giảm 0,68%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,89%.  
7.4. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2021 tăng 2,79% so với tháng trước và tăng 8,18% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng năm 2021 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 19,87%, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 71,91%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 76,26%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 36,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất tăng 42,93%; sản xuất kim loại tăng 41,6%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 28,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 14,58%.  Nguyên nhân chủ yếu do 6 tháng năm 2020 chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm giảm số lượng đơn đặt hàng. Một số ngành có mức tiêu thụ giảm so với cùng kỳ: Sản xuất đồ uống giảm 28,78%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 23,7%.
Chỉ số tồn kho ngành chế biến chế tạo trong tháng 6/2021 ước tính tăng 9,09% so cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp như: Sản xuất kim loại tăng 86,53%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 131,23%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 40%; sản xuất xe có động cơ tăng 13,09%; sản xuất đồ uống tăng 26,69%. Tuy nhiên, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 49,38%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 10,73%.
7.5. Chỉ số sử dụng lao động
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 6/2021 tăng 0,06% so với tháng trước và giảm 2,5% so với cùng kỳ. Trong đó, so với cùng kỳ ngành khai khoáng chỉ số sử dụng lao động giảm 6,99%, cho thấy ngành công nghiệp khai khoáng việc ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất ngày càng cao; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,05% do một số doanh nghiệp cho lao động tạm nghỉ để phòng chống dịch; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,14%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,05%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số sử dụng lao động tăng 0,21% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 5,4%, trong khi chỉ số sử dụng lao động tăng 0,21% do một số doanh nghiệp lớn sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động thực hiện cắt giảm nhân công, tuy nhiên vẫn đảm bảo sản xuất.
8. Thương mại, dịch vụ
8.1. Hoạt động xuất nhập, khẩu hàng hoá[5].
Thực hiện tốt đồng thời hai mục tiêu “đảm bảo phát triển kinh tế cửa khẩu, lưu thông hàng hóa” và “phòng chống đại dịch Covid-19”, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế cửa khẩu, triển khai mạnh mẽ các biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong 4 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu chủ lực trên địa bàn tỉnh tương đối sôi động, lượng phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5, do tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc thay đổi một số quy định về xuất nhập khẩu[6], dẫn đến lượng xe dồn ứ tương đối nhiều vào một số thời điểm. Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu và các cơ quan, đơn vị liên quan đã phối hợp điều tiết, phân luồng giao thông, nhanh chóng và tạo điều kiện thông quan hàng hóa, nhất là các mặt hàng hoa quả xuất khẩu của Việt Nam[7].
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, hoa quả những tháng đầu năm tăng cao, trung bình mỗi ngày tại đường chuyên dụng Tân Thanh - Pò Chài xuất hơn 250 xe chở nông sản, chủ yếu là thanh long, dưa hấu, mít... Hiện tại, trên địa bàn tỉnh thực hiện thông quan hàng hóa tại 07/12 cửa khẩu, gồm: Cửa khẩu quốc tế  Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma và các cửa khẩu phụ: Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình, Pò Nhùng. Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán tại các cửa khẩu từ  ngày 11-17/02/2021 (tức từ  ngày 30 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu 2021), thông quan bình thường từ ngày 18/02/2021 (mùng 7 tháng Giêng năm Tân Sửu 2021).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 6 tháng 2021 ước đạt 2.010 triệu USD, đạt 65,3% kế hoạch, tăng 44,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 690 triệu USD, đạt 51,5% kế hoạch, tăng 13,1% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 1.320 triệu USD, đạt  75,9% kế hoạch, tăng 69,2% so với cùng kỳ.
Kim ngạch hàng địa phương xuất khẩu 6 tháng 2021 ước đạt 61 triệu USD, đạt 46,9% kế hoạch, tăng 27,1% so với cùng kỳ.
8.2. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội
Thương mại nội địa cơ bản ổn định, các mặt hàng thiết yếu được đảm bảo cung ứng đầy đủ, đáp ứng tốt các nhu cầu đời sống và sản xuất của Nhân dân. Từ đầu tháng 5/2021, do diễn biến phức tạp của đại dịch bệnh Covid-19, đã tạm ngừng các hoạt động không thiết yếu, các cơ sở dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ. Các hình thức mua bán trực tuyến, mua mang về được khuyến khích thực hiện nhằm hạn chế các thiệt hại của người kinh doanh. Doanh thu các hoạt động bán buôn, bán lẻ tháng 6 có xu hướng giảm so với tháng trước, Quý II giảm so với quý I và tăng cao so với tháng, quý cùng kỳ do cùng kỳ năm trước tất cả các hoạt động kinh doanh đều bị hạn chế.  
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 6/2021 ước đạt 1.700,3 tỷ đồng, giảm 1,94% so với tháng trước và tăng 2,73% so với cùng kỳ. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 6/2020 ước đạt 1.547,5 tỷ đồng, giảm 1,46% so với tháng trước và tăng 6,35% so với cùng kỳ; trong đó: Nhóm lương thực, thực phẩm tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 15,91% so với cùng kỳ; hàng may mặc giảm 11,22% so với tháng trước và giảm 6,16% so với cùng kỳ; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 7,06% so với tháng trước và giảm 17,67% so với cùng kỳ; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 5,04% so với tháng trước và tăng 17,78% so với cùng kỳ; ô tô các loại giảm 2,73% so với tháng trước và tăng 11,63% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tháng 6/2020 ước đạt 116,4 tỷ đồng, giảm 6,85% so với tháng trước và giảm 29,61% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác ước giảm 5,41% so với tháng trước và tăng 7,53% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2021 ước đạt 5.233,8 tỷ đồng, giảm 5,62% so với quý trước và tăng 18,17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa quý II/2021 ước đạt 4.735,6 tỷ đồng, tăng 18,84% so với cùng kỳ (quý I tăng 13,22% so với quý cùng kỳ). Một số nhóm hàng có mức tăng cao so với cùng kỳ như: hàng lương thực, thực phẩm tăng 25,51%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 25,24%; nhóm hàng hóa khác tăng 21,59%; ô tô các loại tăng 19,38%; hàng may mặc tăng 13,38%;....
Doanh thu lưu trú và dịch vụ ăn uống quý II/2021 ước đạt 380,9 tỷ đồng tăng 9,13% so với cùng kỳ (quý I tăng 15,99% so với quý cùng kỳ). Doanh thu dịch vụ khác quý II/2021 ước đạt 114,85 tỷ đồng, tăng 23,73% so với cùng kỳ. Riêng hoạt động dịch vụ lữ hành giảm 4,43% so với quý cùng kỳ là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách đi du lịch trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 10.779,2 tỷ đồng, tăng 15,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 9.714 tỷ đồng, tăng 15,89% so với cùng kỳ; dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 824,9 tỷ đồng, tăng 12,72% so với cùng kỳ; du lịch lữ hành ước đạt 5 tỷ đồng, giảm 2,07% so với cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 235,4 tỷ đồng, tăng 15,05% so với cùng kỳ.
Triển khai mạnh mẽ các giải pháp kích cầu du lịch, quảng bá tiềm năng du lịch Lạng Sơn thông qua nhiều hình thức khác nhau. Công nhận điểm du lịch Làng du lịch cộng đồng Vũ Lăng tại xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn. Triển khai quy trình xây dựng hồ sơ đề nghị Unesco công nhận công viên địa chất toàn cầu tại 05 huyện (Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn).
8.3. Vận tải hành khách và hàng hóa
Với mục đích thực hiện nhiệm vụ “mục tiêu kép” vừa sản xuất kinh doanh, vừa phòng chống dịch tốt, các cơ sở sản xuất kinh doanh vận tải tiếp tục sản xuất kinh doanh trong điều kiện thực hiện nghiêm túc “thông điệp 5K” và các yêu cầu bắt buộc khác nhằm phòng, chống dịch tốt nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động vận tải hàng hóa; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ và hoạt động chuyển phát mặc dù bị ảnh hưởng nhưng vẫn có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ; riêng hoạt động vận tải hành khách tiếp tục giảm so với cùng kỳ do nhu cầu đi lại giảm và yêu cầu giãn cách trong vận tải hành khách, cụ thể:
Dự ước quý II/2021 so với cùng kỳ: tổng doanh thu toàn ngành tăng 18,66% trong đó vận tải hành khách giảm 1,05%; vận tải hàng hóa tăng 12,83%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 43,29%
Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ: Tổng doanh thu toàn ngành ước đạt 838,3 tỷ đồng tăng 24,21% trong đó doanh thu vận tải hành khách đạt 99 tỷ đồng, giảm 8,08%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 520,2 tỷ đồng tăng 27,98%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 219,2 tỷ đồng, tăng 36,28% so cùng kỳ, cụ thể:
+ Khối lượng vận chuyển hành khách đạt 3.277 nghìn khách tăng 20,75% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển đạt 133.336 nghìn khách.km, tăng 0,83% so với cùng kỳ.
+ Vận tải hàng hóa: khối lượng vận chuyển đạt 2.568 nghìn tấn, tăng 41,07% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển đạt 309.849 nghìn tấn.km tăng 38,57% so với cùng kỳ.
+ Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải: doanh thu đạt 217,5 tỷ đồng tăng 36,09% so với cùng kỳ năm trước.
+ Hoạt động bưu chính chuyển phát: doanh thu đạt 1,7 tỷ đồng tăng 66,29% so với cùng kỳ năm trước.
9. Các vấn đề xã hội
9.1. Đời sống dân cư
Trong 6 tháng đầu năm 2021, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cơ bản ổn định không có biến động lớn, giá cả một số mặt hàng được bình ổn, cung ứng đầy đủ nguồn hàng chính sách và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng giá trị quà tặng cho các đối tượng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là 37,2 tỷ đồng (tăng 8,1 tỷ đồng so với năm 2020), trong đó có 11,7 tỷ đồng đóng góp từ nguồn xã hội hóa. Trợ cấp thường xuyên cho 23.888 lượt người có công và thân nhân với kinh phí 45.228 triệu đồng. Tổng số thu BHXH, BHTN, BHYT là 788,1 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch; tổng số chi là 272,5 tỷ đồng; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,8%. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không để phát sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo.
Tổng kết, đánh giá Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh ước giảm tỷ lệ hộ nghèo 6 tháng đầu năm đạt 0,85% tương đương khoảng 1.700 hộ.
9.2. Tình trạng việc làm[8]
Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, các chính sách lao động - việc làm được duy trì thường xuyên tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, ước tạo việc làm mới cho 8.314 người, đạt 59,4% so với kế hoạch; Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh cho vay 43 tỷ đồng với 1.081 dự án, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 1.081 người lao động. Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách pháp luật lao động 7.609 lượt người, bằng 148,61% so với cùng kỳ năm 2020 (là 5.120 lượt người), số người đăng ký tìm việc làm: 149 người; số người được giới thiệu việc làm: 225 người. Tổ chức mở 23 phiên giao dịch việc làm vào thứ Năm hàng tuần, 10 phiên lưu động, 01 phiên giao dịch việc làm online trực tuyến, số người tham gia trên 7.000 người; phát 12 bản tin việc làm trên các trang mạng xã hội, thu hút trên 12.000 lượt tương tác.  Số người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm là 1.417 người, tăng 25% so với cùng kỳ, Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 1.023 người, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Số tiền trợ cấp thất nghiệp: 14.027,59 triệu đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2020.
9.3. Giáo dục[9]
Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 ở các cấp phổ thông[10]; triển khai thực hiện Kế hoạch tuyển sinh các cấp năm học 2021 - 2022; chuẩn bị các điều kiện tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021. Triển khai Chương trình Sữa học đường năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tại tỉnh từ năm học 2021-2022. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2020-2025; duy trì và nâng chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; lựa chọn thay sách giáo khoa theo quy định; rà soát trang thiết bị dạy học, chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới; kinh phí cho các đơn vị trường chuẩn bị bố trí sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học trong dịp hè. Tích cực tuyên truyền, tăng cường các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường, phòng chống đuối nước cho trẻ em. Triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Quyết định công nhận và cấp Bằng công nhận 09 trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2021.
9.4. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng[11]
Công tác giám sát dịch bệnh được duy trì thực hiện từ tuyến tỉnh đến huyện, xã; đảm bảo các điều kiện phục vụ thu dung và cách ly người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện nghiêm túc chế độ báo dịch theo quy định.
9.4.1 Công tác phòng, chống dịch Covid-19
Tập trung phòng, chống dịch Covid-19, tăng cường kiểm soát dịch bệnh Covid -19 tại cửa khẩu; Đến hết ngày 23/6/2021 trên địa bàn tỉnh đã có 194.304  điện  thoại smartphone cài đặt Bluzone, đạt 32,08% (xếp thứ 12 trên cả nước);  Có 131.447 lượt truy cập phần mềm bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 (CovidMaps). Từ ngày 11/5/2021, tỉnh đã thành lập 03 chốt kiểm dịch y tế liên ngành của tỉnh tại các huyện Văn Lãng, Hữu Lũng, Đình Lập; ngoài ra các huyện có địa bàn giáp ranh với tỉnh Bắc Giang đã chủ động thành lập các chốt kiểm dịch y tế liên ngành để kiểm soát dịch bệnh theo quy định. Hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 theo đúng kế hoạch và chỉ đạo của Bộ Y tế, thực hiện đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng.
Từ ngày 06/5/2021 đến 15h00 ngày 24/6/2021 lũy tích toàn tỉnh có: 104 F0,  2.803F1,  22.658 F2  trong  đó:  có  51  trường  hợp  đã  điều  trị  khỏi;  01 trường hợp tử vong; 2.713 F1, 22.284 F2 đã hoàn thành cách ly.
Hiện có 52 F0, 90 F1 và 374 F2, tại 07/huyện thành phố, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Hữu Lũng (huyện Cao Lộc, Bình Gia,  Lộc Bình,  Tràng Định, thành phố Lạng Sơn không có F1).
Tình hình cách ly y tế: Hiện đang cách ly tại cơ sở y tế: 199 người/10 đơn vị; Cách ly tập trung ngoài cơ sở y tế: 1.428 người/20 cơ sở cách ly tập trung, cao nhất là huyện Chi Lăng (242 người/04 cơ sở). Cách ly tại nhà: 374 người, có tại 08/11 huyện, thành phố, chủ yếu ở Hữu Lũng (211 người). (Huyện Bình Gia, Lộc Bình, Cao Lộc, không có F2).
Tình hình xét nghiệm: Từ ngày 06/5/2021 đến ngày 24/6/2021, tổng số mẫu xét nghiệm cộng đồng đã thực hiện trên toàn tỉnh là: Xét nghiệm RT-PCR: 124.845 người/161.622 mẫu; Test nhanh:  21.812 người /23.100 mẫu.
Tình hình tiếp nhận F0 ngoại tỉnh đủ điều kiện xuất viện, F1, công dân về từ vùng phong tỏa và công dân về từ các tỉnh có dịch: Đến ngày 24/6/2021 đã tiếp nhận 457 F0 ngoài tỉnh đủ điều kiện xuất viện về địa phương;  797 trường hợp F1 (đã cách ly tập  trung 21 ngày và xét nghiệm 3 lần âm tính) từ Bắc Giang về địa phương; Công  dân  từ  các khu  phong tỏa  của  Bắc  Giang  994 người;  Công dân về từ các tỉnh có dịch 7.156 người là công nhân tại các khu công nghiệp ngoại tỉnh  có mặt tại địa phương, trong đó có 752 người (10,5%) chưa qua 21 ngày.
Tính đến ngày 19/6/2021, cộng dồn tổng số đã tiêm được 18.276  người (bao gồm 3.240 người thuộc diện tiêm khẩn cấp tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng và cửa khẩu), đạt 139,6% số vắc xin được phân bổ; đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.
b) Công tác phòng, chống dịch bệnh khác
Công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác tiếp tục được kiểm soát; không để dịch lớn xảy ra; không có ca bệnh tử vong do bệnh truyền nhiễm. Trong tháng có 05 bệnh có số mắc tăng[12] và 05 bệnh có số mắc giảm hoặc tương đương so với cùng kỳ[13].
Số liệu cộng dồn (tính từ ngày 01/01/2021 - 31/5/2021) so với số liệu cùng kỳ năm 2020 có 10 bệnh có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2020[14] và 06 bệnh có số mắc giảm hoặc tương đương so với cùng kỳ năm 2020[15]. Trong  tháng 5, xuất hiện chùm ca bệnh viêm não/viêm màng não rải rác tại 5 huyện, thành phố; có 01 bệnh nhân nặng phải chuyển Viện lâm sàng các bệnh Nhiệt đới Trung ương, các ca bệnh còn lại được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh kết quả điều trị các bệnh nhân đều ổn định, ra viện. Quá trình điều trị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu và gửi Viện VSDT Trung ương xét nghiệm, tuy nhiên đến hiện tại chưa có kết quả trả lời của Viện VSDT Trung ương.
9.5. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao[16]
Từ tháng 5/2021, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên địa bàn toàn tỉnh dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, hoạt động nghệ thuật biểu diễn năm 2021 để tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Trước đó, tỉnh đã tổ chức thành công Festival hoa Đào xuân Xứ Lạng 2021 và tổ chức tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. Các hoạt động tuyên truyền bầu cử Đại biểu Quốc Hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2021-2026 được thực hiện tốt.
Hoạt động thư viện: diễn ra ổn định, tiếp nhận và bàn giao sách do các nhà xuất bản biếu tặng về cơ sở; đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phục vụ bạn đọc.
Hoạt động chiếu bóng: tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt tại các xã vùng biên giới; tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng, chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ…. Các đội chiếu bóng lưu động thực hiện được 783/1.670 buổi chiếu, phục vụ 76.604 lượt người xem phim và nghe tuyên truyền đến được 135 lượt xã, 783 lượt thôn. Tuyên truyền phòng, chống dịch Covid -19 được 46 buổi.
Lĩnh vực thể dục, thể thao: Trong thời gian đầu tháng 5, dịch bệnh bùng phát trở lại, các kế hoạch tổ chức thi đấu phải tạm hoãn như: Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Lạng Sơn năm 2021; Môn Bóng Đại hội TDTT tỉnh Lạng Sơn lần thứ IX - năm 2022 để phòng dịch Covid-19. Trước đó, phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 33 mang tên “Non sông liền một dải”. Thành lập đoàn vận động viên dự thi đấu các giải toàn quốc và đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh cho các vận động viên trong các buổi tập luyện và sinh hoạt.
9.6. Môi trường
 Cộng dồn từ đầu năm xảy ra 18 vụ cháy, nổ không có thiệt hại về người, ước tính giá trị thiệt hại là 2.045 triệu đồng.
9.7. Trật tự - An toàn giao thông[17]. 
Ban an toàn giao thông phối hợp với các cơ quan chức năng tăng vường công tác tuyên truyền. Lực lượng cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vận tải tăng cường, tập trung kiểm tra các phương tiện vận tải, xe quả tải trọng xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ và các bến xe, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1 đi qua địa bàn tỉnh.
Trong tháng 6, đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm  người chết. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2021 (số liệu từ 16/12/2019 đến 15/6/2021) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra 18 vụ tai  nạn giao thông (giảm 01 vụ so với cùng kỳ) hậu quả làm chết 16 người (giảm 03 người so với cùng kỳ) và bị thương 07 người. Nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng chất kích thích, ý thức chấp hành luật giao thông kém, không làm chủ được tốc độ...
9.8. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng 6 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không xảy ra thiệt hại do thiên tai.
6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra hiện tượng mưa to, giông lốc kéo dài vào tháng 5 tại huyện Tràng Định, Văn quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, Đình Lập gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và gia súc, gia cầm. Ước tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh trên 4,8 tỷ đồng.
Khái quát lại, trong 6 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là  tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tái bùng phát và lây lan diện rộng, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, giám sát của HĐND tỉnh, chủ động trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, đồng thuận của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã thực hiện tốt mục tiêu kép, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát, hạn chế mức tối đa lây lan trong cộng đồng, tạo được sự tin tưởng trong công tác phòng chống dịch đối với Nhân dân. Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển; sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục tăng trưởng; thu ngân sách đạt tiến độ dự toán và tăng cao so với cùng kỳ. Đời sống văn hoá, xã hội có tiến bộ; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo.
10. Đề xuất giải pháp
Để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, trong 6 tháng cuối năm 2021 các cấp, các ngành tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức phía trước để có các giải pháp khắc phục, trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Một là,  xác định vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu, các cấp, các ngành phải tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh, không được chủ quan, lơ là; tập trung thực hiện kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về xuất nhập cảnh, bảo đảm an toàn dịch bệnh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Quản lý chặt chẽ công tác cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định.
Hai là, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, của địa phương; Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là công nghệ sinh học, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (VietGap, GlobalGap, Organic). Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Triển khai hiệu quả Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); Tập trung phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ cao, tự động hóa. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2030. Thực hiện tốt công tác trồng rừng mới, tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Thực hiện đồng bộ, toàn diện, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ba là, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong kế hoạch, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các công trình, dự án; xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính; giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng công trình; thực hiện tốt việc huy động thêm vốn cho đầu tư phát triển; tiếp tục kêu gọi, xúc tiến đầu tư đối với các dự án trên địa bàn tỉnh.
Bốn là, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, hình thành các quỹ đất sạch cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án trọng điểm, cấp bách có vai trò thúc đẩy, tạo động lực cho phát triển kinh tế cửa khẩu. Tiếp tục nắm bắt các chính sách, biện pháp áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc, kịp thời đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh.
Thứ năm, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa, thực hiện tốt công tác định hướng phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của địa phương, nâng cao tính phù hợp và tiện ích của hệ thống bán lẻ, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Thực hiện hiệu quả chương trình “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. Phát triển mạnh thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các ngành dịch vụ trung chuyển hàng hóa, tái chế hàng xuất khẩu, vận tải, kho bãi, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch để thu hút du khách. Tăng cường thúc đẩy liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch; kết hợp giữa các doanh nghiệp vận tải với các cơ sở lưu trú, ăn uống. Phát triển du lịch tại các địa phương có thế mạnh với các hình thức đa dạng và hấp dẫn, tăng cường tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Lạng Sơn, Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Lạng Sơn.
Sáu là, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
 

[1]Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 30/5/2021, thực hiện theo Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[2] Nguồn: Sở Tài chính
[3] Như: Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 theo Nghị quyết số 954/UBTVQH14 của Quốc hội, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Nghị quyết số 116/2020/QH14
[4]Gồm: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
[5] Nguồn: Sở Công thương tỉnh
[6] Tạm ngừng thông quan tại cặp cửa khẩu phụ Pò Nhùng -Dầu Ái và Na Hình-Kéo Ái  để đảm bảo công tác phòng dịch; tạm ngừng nghiệp vụ xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tại cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Vài.
[7] Do lượng xe chở hàng hóa gia tăng lên khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ùn ứ cục bộ tại khu vực này.  Đồnh thời, do phía Trung Quốc thiếu lái xe chuyên trách, khi lái xe chở hàng sang đã để lại xe trong bến bãi của phía Việt Nam, quay trở lại Trung Quốc tiếp tục chở hàng, các xe Việt Nam chờ lấy hàng không thể vào bãi, phải chờ phía ngoài.
[8] Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh.
[9] Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh.
[10] Tuy nhiên, do dịch Covid-19 tái bùng phát, đã tổ chức dạy và học trực tuyến 2 tuần cuối của chương trình học, đảm bảo khung chương trình, tổ chức kết thúc năm học sớm hơn so với dự kiến kế hoạch .
[11] Nguồn: Sở Y tế tỉnh.
[12] Tay chân miệng 02 ca (tăng 02 ca); Lỵ trực trùng 05 ca (tăng 03 ca); Quai bị 15 ca (tăng 09 ca); Thủy đậu 81ca (tăng 71 ca); Tiêu chảy 239 ca (tăng 27 ca).
[13] Lao phổi 07 ca (giảm 4 ca); Viêm gan virut B 0 ca (giảm 01 ca); Viêm não Virut khác 0 ca (giảm 01 ca); bệnh do virutAdeno 16 ca (giảm 08 ca); Cúm 512 ca (giảm 231 ca);
[14] Tay chân miệng 06 ca (tăng 01ca); Viêm gan virut B 04 ca (mắc tăng 03ca; tử vong giảm 01ca); Viêm gan virut C 01 ca (tăng 01 ca); bệnh do virut Adeno 93 ca (tăng 16 ca); Lỵ amip 13 ca (tăng 01 ca); Lỵ trực trùng 12 ca (tăng 03 ca); Quai bị 74 ca (tăng 68 ca); Thủy đậu 193ca (tăng 89 ca); Tiêu chảy 1166 ca (tăng 273ca)
[15] Sởi 0 ca (giảm 02ca); Ho gà 0 ca (giảm 01ca); Lao phổi 160 ca (giảm 15 ca); Viêm não virut khác 0 ca (giảm 18 ca); Cúm 3.220ca (giảm 265ca); Viêm gan virut khác 04ca (giảm 14ca).
[16] Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
[17] Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh
 

Tác giả bài viết: Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây